TÌM KIẾM

Công thức nấu trà sữa truyền thống ngon, giá cost rẻ để kinh doanh

11/12/2024

Trà sữa truyền thống, thức uống đã quá đỗi quen thuộc và không thể thiếu tại các quán trà sữa và hầu hết các quán đồ uống hiện nay. Tuy nhiên, để pha được một ly trà sữa vừa ngon vừa phù hợp để kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ việc nắm bắt gu thưởng thức của khách hàng đến cách chọn lựa nguyên liệu chất lượng và tối ưu chi phí hiệu quả. 

Trong bài viết này, học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế sẽ chia sẻ đến bạn 2 công thức trà sữa truyền thống thơm ngon, chuẩn vị, vừa đáp ứng khẩu vị khách hàng vừa tối ưu giá cost để bán hiệu quả!

Công thức nấu trà sữa truyền thống ngon, giá cost rẻ để kinh doanh

Công thức nấu trà sữa truyền thống ngon, giá cost rẻ để kinh doanh

Cách nấu trà sữa truyền thống ngon theo gu I – Đậm trà

Nguyên liệu và dụng cụ:

Nguyên liệu:

Để nấu trà sữa truyền thống theo gu đậm trà, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

  • Trà đen: 100g
  • Bột sữa Frima: 200g
  • Đường cát trắng: 180g
  • Sữa đặc: 100ml

Đối với túi trà, nên dùng kẹp để kẹp chặt túi trà sau mỗi lần sử dụng, để tránh trà bị bay mùi

Dụng cụ:

  • Bình ủ trà (6 lít)
  • Túi lọc trà
  • Ca đong
  • Cân điện tử
  • Cây phới lồng

Cách làm trà sữa truyền thống đậm trà

Ủ trà:

  • Cách làm trà sữa truyền thống không quá phức tạp, trước tiên bạn cho 100g trà đen vào túi lọc hoặc túi ủ trà. Đặt túi trà vào bình ủ, sau đó đun 2 lít nước sôi ở khoảng 95°C và rót vào bình đã có túi trà. 
  • Đậy kín nắp bình để giữ nhiệt và ủ trà trong khoảng 20 phút. Lưu ý không nên ủ quá lâu để tránh trà bị đắng hoặc mất vị. 
  • Sau khi trà đã được ủ đủ thời gian, nhấc túi trà ra và dằm túi trà khoảng 15 lần để chiết xuất hết hương vị từ trà.

Pha trà sữa:

  • Lần lượt cho vào bình trà 180g đường cát trắng, 200g bột trà sữa Frima và 100ml sữa đặc. Khuấy đều tay để tất cả nguyên liệu hòa tan hoàn toàn, đảm bảo không còn cặn để trà sữa đạt độ mịn và có vị ngọt béo đồng đều. 
  • Sau khi pha xong, để trà sữa nguội tự nhiên rồi rót vào bình hoặc ca có nắp đậy kín. Đặt bình vào ngăn mát tủ lạnh và bảo quản khoảng 2-3 tiếng trước khi sử dụng để trà sữa đạt độ ngon mát, béo thanh.

Làm nguội và bảo quản:

  • Không giữ trà sữa trong bình ủ trà lâu, vì bình giữ nhiệt sẽ làm trà sữa lâu nguội, dễ hầm hơi và nhanh hỏng. Nên rót trà sữa ra ca hoặc bình nhựa, để nguội tự nhiên.
  • Sau khi nguội, cho trà sữa vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 4-6 tiếng trước khi dùng. Trà sữa có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 5-7 ngày, nhưng ngon nhất trong 2-3 ngày đầu.

Nếm thử và đánh giá:

Ngoài ra, tùy vào tệp khách hàng, bạn có thể tự điều chỉnh hương vị trà sữa bằng cách gia giảm lượng nguyên liệu như bên dưới:

  • Muốn trà đậm hơn: tăng thêm 10g trà đen.
  • Muốn trà nhạt hơn: giảm 10g trà đen.
  • Muốn ngọt hơn: tăng thêm 20g đường cát.
  • Muốn ít ngọt hơn: giảm 20g đường cát.
  • Muốn béo hơn: tăng 20g, 40g hoặc 50g bột sữa.
  • Muốn ít béo hơn: giảm 20g, 40g hoặc 50g bột sữa.

Tham khảo thêm cách làm một số loại topping trà sữa để ly trà sữa truyền thống thêm thơm ngon, bắt mắt và thu hút khách hàng.

Cách nấu trà sữa truyền thống  gu I - Thơm ngon đậm trà

Cách nấu trà sữa truyền thống gu I – Thơm ngon đậm trà

Cách nấu trà sữa truyền thống ngon gu II – Béo ngọt, thơm trà, đậm vừa

So với trà sữa gu I đậm trà thì cách pha trà sữa truyền thống gu II thành phẩm sẽ có màu nhạt hơn, hương vị cũng sẽ béo ngọt và có vị trà đậm vừa. Trong công thức nấu trà sữa truyền thống này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu và dụng cụ sau:

Nguyên liệu và dụng cụ:

  • Trà đen: 60g
  • Trà lài: 30g
  • Đường cát trắng: 200g
  • Bột sữa Frima: 250g
  • Sữa đặc: 150m
  • Nước sôi: 2 lít 

Dụng cụ:

  • Bình ủ trà (6 lít)
  • Túi ủ trà
  • Cân điện tử.
  • Ca đong (250ml)
  • Cây phới lồng

Cách pha trà sữa truyền thống béo ngọt, thơm trà, đậm vừa

Ủ trà:

  • Chuẩn bị 30g trà lài và 60g trà đen, cho cả hai loại trà vào túi lọc để dễ thao tác. Đặt túi trà vào bình ủ, cố định phần dây túi trà bên ngoài miệng bình để tiện lấy ra sau.
  • Đun 2 lít nước sôi và rót vào bình, đảm bảo nước ngập toàn bộ túi trà. Tiến hành nhấc túi trà lên xuống vài lần (khoảng 3-4 lần) để trà thấm đều nước và chiết xuất hương vị tốt nhất.
  • Đậy nắp bình ủ và hẹn thời gian 20 phút để trà đạt độ đậm vị.

 Dằm trà và pha trà sữa:

  • Sau 20 phút, mở nắp bình và tiến hành dằm túi trà.Dùng cây phới lồng dằm túi trà khoảng 10-15 lần, tuỳ theo mức độ đậm nhạt mong muốn.
  • Lấy túi trà ra ngoài và vắt kiệt nước để tận dụng tối đa hương vị. Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị lần lượt 200g đường cát 250g bột sữa vào bình trà đã lọc (Sử dụng bột sữa Frima hoặc loại chất lượng cao để đảm bảo vị béo thơm).
  • Dùng phới lồng khuấy đều hỗn hợp đến khi đường và bột sữa tan hoàn toàn. Cho thêm 150ml sữa đặc vào bình, tiếp tục khuấy đều đến khi các thành phần hòa quyện vào nhau.

Làm nguội và bảo quản:

  • Rót trà sữa ra ca lớn hoặc bình để nguội tự nhiên, tránh để trà sữa trong bình ủ để không bị hầm hơi, dễ hư hoặc làm mất hương vị.
  • Khi trà sữa đã nguội hoàn toàn, chuyển vào bình sạch và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nên để trà sữa nghỉ ít nhất 4-6 tiếng trước khi sử dụng để hương vị hòa quyện tốt hơn.

Trà sữa đạt độ ngon nhất trong vòng 2-3 ngày đầu, vì vậy hãy sử dụng sớm để đảm bảo chất lượng.

Cách nấu trà sữa truyền thống  gu II - Béo ngọt, thơm trà, đậm vừa

Cách nấu trà sữa truyền thống gu II – Béo ngọt, thơm trà, đậm vừa

Một số câu hỏi thường gặp khi làm trà sữa truyền thống

Có thể thay trà lài, trà đen bằng các loại trà khác không?

Hiện nay, ngoài trà lài và trà đen, bạn còn có thể sử dụng nhiều loại trà khác để pha trà sữa truyền thống, chẳng hạn như trà xanh (lục trà), trà Thái đỏ hoặc trà túi lọc. Tuy nhiên, để chọn được loại trà phù hợp nhất, bạn cần có kiến thức về các dòng trà pha chế cũng như trải nghiệm thực tế với từng loại trà để đánh giá hương vị, màu sắc và mức độ phù hợp với gu khách hàng mục tiêu.

Giá cost của một ly trà sữa truyền thống khoảng bao nhiêu?

Với công thức chia sẻ bên trên, bạn có thể rót ra ly size 500 ml (150ml trà sữa) giá cost khoảng 3.400đ. Tương tự, với ly size 700 ml bạn rót 220 ml trà sữa thì giá cost rơi vào 5.000đ.

Có thể nấu trà sữa mà không cần bột béo được không?

Hoàn toàn được! Bạn có thể thay thế bột béo bằng sữa tươi không đường và sữa đặc. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, bạn có thể linh hoạt lựa chọn nguyên liệu thay thế phù hợp. Tuy nhiên, cần chú ý điều chỉnh định lượng sao cho đồ uống vẫn giữ được độ thơm ngon, béo nhẹ và phù hợp với khẩu vị của khách hàng.

Xem thêm: 3 cách nấu trà sữa thái xanh cực ngon, phù hợp để kinh doanh

Một số câu hỏi thường gặp khi làm trà sữa truyền thống

Một số câu hỏi thường gặp khi làm trà sữa truyền thống

Học pha chế trà sữa công thức chuẩn ở đâu để kinh doanh, mở quán

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ học pha chế để chuẩn bị cho việc mở quán, thì khóa học pha chế trà sữa tại học viện Ly Phạm – Dạy Pha Chế chính là lựa chọn đáng tin cậy dành cho bạn. Với hơn 7 năm kinh nghiệm và thành công trong việc đào tạo hơn 2000 học viên cả trong và ngoài nước, giảng viên Ly Phạm sẽ trực tiếp đứng lớp hướng dẫn bạn từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu.

Tại khóa học này, bạn sẽ được học cách pha chế từ trà sữa truyền thống cho đến trà sữa ô long, trà sữa matcha,… cho đến học cách làm những loại topping hot nhất như trân châu, rau câu, pudding,… Tất cả công thức đều được cập nhật theo xu hướng thị trường để đảm bảo bạn luôn đi đầu trong ngành kinh doanh đồ uống.

Khóa học đặc biệt tập trung 80% thời lượng vào thực hành, giúp bạn tự tin nắm vững kỹ năng pha chế và có thể áp dụng ngay khi ra khóa. Bên cạnh đó, bạn còn được trang bị kiến thức toàn diện về kinh doanh, quản lý, xây dựng menu và setup quán – những yếu tố quan trọng để khởi nghiệp thành công.

Đừng chần chừ! Gọi ngay Hotline: 0964.220.088hoặc điền Form bên dưới để nhận tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình hiện thực hóa giấc mơ kinh doanh của bạn!

Học pha chế trà sữa công thức chuẩn ở Ly Phạm - Dạy Pha Chế

Học pha chế trà sữa công thức chuẩn ở Ly Phạm – Dạy Pha Chế

Lời kết

Với 2 công thức nấu trà sữa truyền thống ngon và giá cost rẻ mà Ly Phạm – Dạy Pha Chế vừa chia sẻ trên đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin bổ sung món này vào menu quán của mình. Hãy thử ngay và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều công thức pha chế hấp dẫn khác nhé!

Tác giả

Ly Phạm

Ly Phạm là một chuyên gia pha chế đầy nhiệt huyết và dày dặn kinh nghiệm, là Nhà đồng sáng lập và Giảng viên tại Học viện SaLy Academy (tên gọi khác: học viện Ly Phạm - Dạy Pha Chế). Đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách "Làm chủ từ đam mê pha chế", Chị đã có hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu và đào tạo pha chế đồ uống.

Đào tạo hơn 2000 học viên, là tác giả của hàng trăm khóa học đào tạo pha chế và kinh doanh F&B là minh chứng rõ nhất cho tài năng và sự thành công của Chị. Sự đam mê và tận tâm của là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người yêu thích pha chế và mong muốn thành công trong lĩnh vực F&B.