
Khúc bạch trà sữa – một loại thạch được làm từ sữa, phô mai và gelatin,… Có kết cấu mịn với vị béo nhẹ từ sữa và phô mai, có thể có nhiều màu sắc và hương vị khác nhau từ siro, mứt, hoặc bột tạo màu. Khúc bạch thường được sử dụng phổ biến để làm topping trong trà sữa, các món chè, hoặc đồ uống.
Hôm nay, Học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế sẽ chia sẻ đến bạn cách làm khúc bạch trà sữa bằng bột Gelatin chi tiết và đơn giản nhất, giúp bạn áp dụng ngay cho cửa hàng đồ uống của mình. Theo dõi nhé!
Cách nấu khúc bạch trà sữa ngon và đơn giản
Để làm topping khúc bạch trà sữa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ sau:
Nguyên liệu làm khúc bạch
- Bột gelatin: 30g
- Nước lọc: 150ml
- Sữa tươi không đường: 500ml
- Rau câu con cá dẻo: 3g
- Đường cát: 80g
- Rich lùn: 200ml
- Phô mai bò cười: 4 miếng
- Dụng cụ: Nồi, tô, phới lồng, cân điện tử, khay đựng thạch,…

Một số nguyên liệu chính để làm thạch khúc bạch trà sữa
Cách làm khúc bạch trà sữa chi tiết
Để có được thạch khúc bạch trà sữa thơm ngon, bạn chỉ cần tuân thủ đúng trình tự ba công đoạn chính bao gồm: Nấu cốt khúc bạch, tạo màu và tạo thành phẩm sau cùng, chi tiết:
Bước 1: Nấu cốt khúc bạch
- Cho 30g bột Gelatin vào 150ml nước lọc. Trộn đều cho đến khi hỗn hợp tan vào nước và ngâm trong 10 phút để gelatin nở mềm.
- Cho sẵn 500ml sữa tươi không đường vào nồi. Sau đó trộn đều 80g đường với 3g bột rau câu sau đó rắc đều vào nồi.
- Bóc vỏ 4 miếng phomai con bò cười và dùng thìa tán nhuyễn.
- Đặt hỗn hợp Gelatin lên bếp, đun với lửa vừa và khuấy đều tay liên tục để tránh bị vón cục. Khi hỗn hợp bắt đầu bốc khói (sau khoảng 2-3 phút), thêm phần phô mai đã nghiền nhuyễn vào.
- Dùng phới lồng hoặc máy đánh trứng để đánh và trộn đều đến khi phô mai tan hoàn toàn. Sau 1 phút, bắt đầu giảm lửa nhỏ để tránh bị cháy, tiếp tục khuấy đều thêm 2 phút nữa đến khi hỗn hợp mịn và đồng nhất.
- Cho hỗn hợp gelatin vào nồi, khuấy đều tay cho đến khi gelatin tan hoàn toàn. Thêm 200ml Rich lùn vào hỗn hợp, tiếp tục khuấy đều đến khi hỗn hợp nóng nhẹ rồi tắt bếp.
- Rây hỗn hợp qua rây mịn để loại bỏ cặn, để hỗn hợp trong và mịn màng nhất có thể. Thành phẩm nước cốt khúc bạch sau cùng sẽ có thể tích khoảng 870-900ml.
Sau khi đã nấu xong nước cốt khúc bạch đạt chuẩn về hương vị lẫn màu sắc – với nước cốt này bạn có thể tùy ý tạo nhiều loại thạch khúc bạch trà sữa với đa dạng hình dạng, biến tấu khác nhau:
- Cách làm khúc bạch tầng ngon giòn – topping trà sữa đẹp mắt
- Cách làm khúc bạch chân mèo, topping trà sữa thơm ngon, đẹp mắt
- Công thức khúc bạch donut dễ làm, topping thơm ngon cho trà sữa
Bước 2: Tạo màu cho khúc bạch trà sữa
Sau công đoạn nấu nước cốt khúc bạch, ta tiến hành công đoạn tạo màu. Ngay khi hỗn hợp khúc bạch trà sữa còn nóng, tiến hành tạo màu bằng cách cho thêm một số màu sắc tùy thích. Gợi ý các màu sắc bạn có thể sử dụng như:
- Màu hồng: siro dâu, mứt dâu
- Màu xanh dương: siro việt quất
- Màu tím: mứt việt quất
- Màu vàng nhẹ: mứt chanh dây
- Màu xanh lá: siro lá sâm dứa,mứt dưa lưới, mứt kiwi, bột matcha
- Màu xanh mint: siro bạc hà
- Màu nâu: bột socola
- Màu cam: bột phô mai cam Verozyme
Sau khi thêm siro hoặc mứt vào, tiến hành khuấy đều để hỗn hợp hòa quyền và thành phẩm đạt màu sắc đồng đều.

Cách nấu khúc bạch trà sữa ngon và đơn giản
Bước 3: Tạo thành phẩm
- Cho hỗn hợp khúc bạch trà sữa vào các khuôn hình vuông, để nguội hoàn toàn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, để lạnh ít nhất 6 – 8 tiếng cho đến khi khúc bạch đông lại là có thể sử dụng.
- Khi khúc bạch đã đông, bạn có thể dùng dao có răng cưa để cắt thành những viên topping khúc bạch vuông vắn, đẹp mắt. Ngoài ra bạn cũng có thể sáng tạo bằng cách cắt thành các hình dạng khác nhau tùy theo sở thích.

Cách thành phẩm khúc bạch và hoàn thiện thành phẩm
Một số lưu ý khi nấu khúc bạch trà sữa
Dưới đây là một số lưu ý sẽ giúp bạn tạo ra thành phẩm thạch khúc bạch trà sữa thơm ngon, đẹp mắt và tự tin dùng để bán:
- Phô mai: Đảm bảo phô mai được tán nhuyễn hoàn toàn để dễ dàng hòa tan vào hỗn hợp sữa, không bị vón cục.
- Thay thế nguyên liệu: Bạn có thể linh hoạt thay nguyên liệu Rich Lùn bằng whipping cream tùy theo khẩu vị cá nhân. Whipping cream thường mang lại độ béo ngậy cao hơn, trong khi Rich Lùn lại có vị ngọt thanh nhẹ nhàng.
- Khuấy liên tục: Việc khuấy đều tay trong quá trình đun nấu là rất quan trọng vừa để hỗn hợp tan hoàn toàn vừa không bị dính hoặc cháy đáy nồi.
- Rây hỗn hợp: Cần rây hỗn hợp giúp loại bỏ các nguyên liệu chưa tan, đảm bảo nước cốt khúc bạch mịn màng và trong vắt.
Ngoài ra bạn có thể tùy ý, kết hợp một số loại thạch khúc bạch cho các ly trà sữa với hương vị khác nhau, tuy nhiên cũng cần lưu ý về tính phù hợp, tránh những sự kết hợp làm mất sự hài hòa, đồng bộ của ly trà sữa.

Một số lưu ý khi nấu khúc bạch trà sữa
Một số câu hỏi thường gặp khi làm khúc bạch trà sữa
Vì sao thạch khúc bạch trà bị bọt khí? Làm thế nào để khắc phục?
- Nguyên nhân: Khuấy quá mạnh trong quá trình nấu, khuấy nhiều làm hỗn hợp tạo bọt khí, hoặc đổ vào khuôn quá nhanh.
- Cách khắc phục: Khuấy nhẹ nhàng khi nấu, hạn chế khuấy nhiều. Khi đổ vào khuôn, nên đổ chậm rãi và dùng tăm để loại bỏ bọt khí trên bề mặt.
Tại sao thạch khúc bạch bị vữa, không đông? Cách nào để khắc phục?
- Nguyên nhân: Gelatin kém chất lượng, chưa được ngâm nở hoàn toàn trước khi nấu.
- Cách khắc phục: Chọn gelatin chất lượng tốt, ngâm trong nước lạnh cho nở mềm trước khi nấu. Không đun sữa quá lâu, khuấy đều tay khi nấu và tuân thủ đúng tỷ lệ gelatin – sữa theo công thức đã hướng dẫn bên trên.
Khúc bạch có thể bảo quản được bao lâu? Cách bảo quản khúc bạch đúng chuẩn là gì?
- Thời gian bảo quản: Khúc bạch sau khi làm xong nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 3 ngày để đảm bảo chất lượng và hương vị tốt nhất.
- Cách bảo quản: Nên bảo quản khúc bạch trong hộp kín hoặc bọc kín bằng màng bọc thực phẩm để tránh bị khô và nhiễm mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
Làm thế nào để đổ thạch khúc bạch mà các tầng không bị loang vào nhau?
- Đảm bảo lớp trước đó đã khô mặt: Để các lớp khúc bạch không bị loang vào nhau, hãy đảm bảo lớp trước đó đã khô mặt 100% trước khi đổ lớp tiếp theo. Tuy nhiên, không cần đợi lớp trước đông hoàn toàn, chỉ cần lớp mặt hơi ráo là được.
- Không đổ trực tiếp: Khi đổ các lớp khúc bạch thì không nên đổ trực tiếp lên lớp trước. Hãy dùng một chiếc muỗng để đổ dòng chảy, giúp lớp khúc bạch mới chảy nhẹ nhàng lên trên lớp cũ, tránh làm lớp cũ bị xáo trộn.
Học cách làm thạch khúc bạch ngon và đẹp mắt để kinh doanh
Nếu bạn đam mê pha chế và đang ấp ủ ý định mở quán cafe hoặc trà sữa, thì khóa học pha chế trà sữa và Topping tại Học viện Ly Phạm – Dạy Pha Chế chính là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.
Ngoài cách làm thạch khúc bạch, học viên còn được học và nắm vững cách làm hàng chục công thức topping trà sữa khác đang xu hướng nhất trên thị trường như: trân châu đường đen, pudding trứng, thạch phô mai, cheese foam,…
Những lý do bạn nên lựa chọn Học viện Ly Phạm – Dạy Pha Chế:
- Đa dạng khóa học chuyên sâu: Khóa học pha chế trà sữa được xây dựng bài bản, thiết kế phù hợp cho học viên học về để mở quán với tính thực chiến cao.
- Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp: Đội ngũ giảng viên và trợ giảng đều có chuyên môn cao, đặc biệt 100% các lớp học sẽ do Giảng viên Ly Phạm trực tiếp đứng lớp và giảng dạy.
- Cộng đồng học viên năng động: Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được tham gia vào cộng đồng riêng của Ly Phạm, nơi học viên được cập nhật các công thức pha chế Hot trend liên tục và hoàn toàn miễn phí.
- Học lại miễn phí: Đặc biệt, khi tham gia các khóa học pha chế tại Ly Phạm – Dạy Pha Chế, học viên sẽ được học lại miễn phí trong vòng 1 năm nếu muốn củng cố kiến thức hoặc cập nhật thêm công thức mới .
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm Khóa Học Online Trà sữa và Topping [Cập nhật tháng 6.2025]
Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn cách làm khúc bạch trà sữa theo cách đơn giản, dễ làm nhất mà bạn có thể áp dụng ngay cho quán của mình. Hy vọng với công thức này bạn có thể tạo ra loại topping trà sữa thơm ngon thu hút được nhiều khách hàng. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Ly Phạm – Dạy Pha Chế để cập nhật thêm nhiều công thức pha chế hấp dẫn khác nhé!