Trà dưa lưới – thức uống thanh mát với hương vị ngọt dịu đặc trưng cùng màu sắc bắt mắt đang chinh phục nhiều bạn trẻ. Cách làm thức uống này vô cùng đơn giản, nguyên liệu lại dễ tìm mua nên được nhiều người lựa chọn để kinh doanh ở thời điểm hiện tại.
Sau đây, hãy cùng khám phá ngay cách pha trà dưa lưới đơn giản và chuẩn vị để kinh doanh mà học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế chia sẻ trong bài viết trong bài viết này nhé!
Video hướng dẫn cách làm trà dưa lưới mát lạnh, chuẩn vị để kinh doanh
Cách pha trà dưa lưới truyền thống
Cách làm trà dưa lưới truyền thống rất đơn giản, bạn chỉ cần kết hợp trà ô long với nước cốt dưa lưới. Ngoài ra bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ sau đây:
Nguyên liệu
Nguyên liệu làm mứt dưa lưới
- Dưa lưới (sau khi sơ chế): 1kg
- Đường cát: 200g.
- Ruột dưa lưới: Lấy nước cốt bằng cách rây lọc phần ruột.
Nguyên liệu làm trà dưa lưới
- Trà nhài (lài): 10g
- Nước sôi: 400ml
- Syrup đường: 20ml
- Cốt dưa lưới ngâm: 20ml
- Mứt dưa lưới Bodou: 20ml
- Tắc: 1 quả
- Dưa lưới cắt hạt lựu (dùng để trang trí)
- Đá viên
- Dụng cụ: Bình lắc, máy ép trái cây, rây lọc, ly nhựa.
>> Mẹo nhỏ:
- Nên chọn những quả dưa lưới vỏ vàng, bề mặt có đường vân rõ nét, cuống tươi. Tránh chọn những quả vỏ ngoài bị dập.
- Có thể bảo quản dưa lưới ở ngăn mát tủ lạnh, có dùng màng bọc thực phẩm.
- Có thể thay thế đường trắng bằng đường vàng.
Link mua nguyên liệu:
Link mua dụng cụ:

Nguyên liệu làm trà dưa lưới
Cách làm trà dưa lưới
Bước 1: Ủ trà
- Cho 10g trà nhài vào túi lọc và đặt vào bình ủ, sau đó thêm vào bình 400ml nước sôi và ủ trà trong vòng 7 phút.
- Sau thời gian ủ trà, dầm túi lọc từ 2 đến 3 cái sau đó vớt bỏ túi lọc và thu được phần nước cốt sẵn sàng để pha chế.
Bước 2: Cách ngâm mứt trà dưa lưới
- Rửa sạch dưa lưới, gọt vỏ nhưng vẫn để lại phần vỏ xanh (Không gọt quá sâu đến phần thịt vàng) để giúp dưa được giòn hơn. Nạo phần ruột dưa để riêng.
- Sau khi đã gọt, Cắt dưa lưới dày khoảng 0.5 cm để lúc ngâm vẫn giữ được độ giòn và giúp dưa không bị teo.
- Tiếp theo ngâm phần dưa lưới đã cắt theo tỷ lệ 1kg dưa lưới với 200g đường cát. Phần ruột dưa cho qua rây lọc lấy nước ngâm cùng để mứt có mùi thơm và đậm vị hơn.
- Ngâm trong 6-8 tiếng là có thể dùng được. Nhưng nếu ngâm qua đêm bỏ tủ lạnh thì dưa lưới sẽ giòn và ngon hơn. Cho vào hủ đậy kín nắp để trong ngăn mát tủ lạnh dùng từ 3-5 ngày.
Tham khảo thêm cách làm dưa lưới ngâm mát lạnh – Bí quyết pha trà dưa lưới ngon
Bước 3: Pha trà dưa lưới
- Cho vào bình lắc lần lượt 100ml trà nhài, 20ml syrup đường, 20ml cốt dưa lưới ngâm, 20ml mứt dưa lưới Bodou, nước cốt 1 quả tắc và đá viên gần đầy bình rồi lắc đều trong 5-6s giây.
- Cho hỗn hợp ra ly, trang trí bằng một ít dưa lưới đã cắt hạt lựu, lá bạc hà hoặc lá húng lủi đặt ở miệng ly để thức uống thêm phần hấp dẫn và bắt mắt hơn.
Yêu cầu thành phẩm
Trà dưa lưới sau khi hoàn thành sẽ có màu vàng bắt mắt, hương vị thanh mát đặc trưng của trà ô long kết hợp cùng vị ngọt dịu từ dưa lưới. Topping dưa lưới phải có độ giòn ngọt mang đến trải nghiệm thú vị cho thực khách.

Cách pha trà dưa lưới hạt truyền thống
Một số câu hỏi thường gặp khi pha trà dưa lưới
Vì sao cần lắc trà với đá khi pha chế?
Lắc trà với đá giúp:
- Các thành phần trong trà hòa quyện đều, tạo hương vị đồng nhất.
- Làm lạnh nhanh chóng, giữ được độ tươi mát của thức uống.
- Tạo lớp bọt nhẹ trên bề mặt, tăng tính thẩm mỹ cho ly trà.
Tại sao phải dùng cả dưa lưới ngâm và cốt dưa lưới khi pha trà dưa lưới?
Dưa lưới ngâm và cốt dưa lưới có vai trò khác nhau trong công thức:
- Dưa lưới ngâm: Là topping giòn, ngọt giúp ly nước trông bắt mắt và ngon hơn.
- Cốt dưa lưới: Cung cấp hương vị đặc trưng, giúp hòa quyện với trà để tạo độ đậm đà cho món nước.
Nếu thiếu nguyên liệu dưa lưới ngâm và cốt dưa lưới thì có sao không?
- Thiếu dưa lưới ngâm: Món nước sẽ thiếu topping trái cây tươi và giảm tính hấp dẫn khi trang trí.
- Thiếu cốt dưa lưới: Trà có thể bị nhạt hơn, không đủ vị dưa lưới đậm đà, làm mất sự cân bằng giữa trà và trái cây.
Giải pháp:
- Nếu thiếu dưa lưới ngâm, có thể bổ sung bằng mứt dưa lưới hoặc thêm trái cây tươi.
- Nếu thiếu cốt dưa lưới, có thể dùng syrup dưa lưới nhưng cần điều chỉnh lại lượng đường để tránh trà quá ngọt.
Trong khi pha trà dưa lưới tại sao không dùng đường cát mà lại dùng syrup đường?
- Syrup đường là lựa chọn tối ưu trong pha chế vì nó dễ hòa tan hoàn toàn trong nước, không để lại cặn.
- Việc sử dụng syrup đường tiết kiệm thời gian pha chế, đặc biệt khi làm số lượng lớn.
- Syrup giúp đảm bảo hương vị ngọt tự nhiên, không làm át đi các thành phần khác trong trà như dưa lưới.
- Nếu sử dụng đường cát, cần phải hòa tan trước với nước nóng để tạo thành syrup, điều này sẽ làm tốn thời gian và công sức, và có thể gây tình trạng cặn đường nếu không khuấy tan hết.
Kết luận
Với cách pha trà dưa lưới đơn giản mà Ly Phạm – Dạy Pha Chế đã chia sẻ bên trên, bạn hoàn toàn có thể bổ sung vào menu cảu quán mình, đặc biệt là vào mùa hè này. Sự kết hợp giữa hương vị ngọt dịu của dưa lưới và vị thanh mát của trà chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi đến quán bạn. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều công thức pha chế hấp dẫn khác nhé!