Mô hình quán cafe 100 triệu là lựa chọn thực tế và đầy tiềm năng cho những ai mới bắt đầu khởi nghiệp trong ngành F&B. Với ngân sách không quá lớn, bạn hoàn toàn có thể triển khai một quán nhỏ, tinh gọn nhưng hiệu quả nếu biết cách chọn mô hình phù hợp, tối ưu chi phí và xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng.
Trong bài viết này, Học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế sẽ cùng bạn khám phá chi tiết những mô hình quán cafe 100 triệu tiềm năng, cách lập kế hoạch chi phí hiệu quả và 7 bước cơ bản để mở quán thành công ngay từ giai đoạn khởi đầu. Tìm hiểu ngay!

Top 8 mô hình quán cafe 100 triệu tiềm năng
Mô hình quán cafe 100 triệu: Liệu có khả thi?
Nếu bạn đang ấp ủ giấc mơ mở quán cafe riêng nhưng vốn chỉ vỏn vẹn 100 triệu. Câu trả lời là hoàn toàn có thể, nhưng đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn mô hình phù hợp và chiến lược kinh doanh rõ ràng.
Với văn hóa uống cafe ngày càng phát triển và nhu cầu tăng cao của giới trẻ, văn phòng, thị trường F&B đang mở ra nhiều cơ hội cho những quán nhỏ, tinh gọn. Mức vốn 100 triệu tuy không lớn, nhưng đủ để bắt đầu nếu bạn biết cách tối ưu chi phí từ mặt bằng, setup đến menu và marketing.
Thực tế đã chứng minh rất nhiều chủ quán thành công không bắt đầu bằng ngân sách khủng, mà đến từ sự quyết tâm, tư duy chiến lược, đam mê, hiểu rõ và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Bạn hoàn toàn có thể mở quán cafe riêng vốn chỉ 100 triệu VNĐ
Các mô hình quán cafe 100 triệu phù hợp cho người mới bắt đầu
Với ngân sách 100 triệu đồng, bạn không thể triển khai một quán hoành tráng, nhưng hoàn toàn có thể bắt đầu với mô hình nhỏ, tinh gọn, đáp ứng đúng nhu cầu của từng nhóm khách hàng mục tiêu.
Cafe mang đi (Take-away)
Mô hình quán cafe 100 triệu take-away ngày càng phổ biến nhờ khả năng triển khai nhanh, không đòi hỏi mặt bằng lớn, tiết kiệm chi phí thuê và đầu tư ban đầu. Chỉ cần một góc nhỏ, xe đẩy hoặc kiosk, bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh.
Đối tượng khác hàng chính thường là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên và những người bận rộn. Để thành công, bạn cần chú trọng đầu tư vào bao bì sản phẩm đẹp mắt, thân thiện với môi trường và đặc biệt là chất lượng cafe phải thực sự nổi bật.

Mô hình cafe mang đi dễ triển khai, không đòi hỏi mặt bằng lớn và tiết kiệm chi phí
Quán cafe nhỏ trong nhà/trong hẻm
Mặt bằng khoảng 20-40m², quán cafe nhỏ trong hẻm tạo nên sự khác biệt với thiết kế tối giản, ấm cúng và giữ trải nghiệm khách hàng làm trung tâm. Đây là mô hình phù hợp với dân cư địa phương, những người tìm kiếm không gian yên tĩnh để làm việc hoặc thư giãn.
Một mẹo nhỏ để tiết kiệm chi phí là tận dụng đồ trang trí cũ hoặc mua đồ nội thất thanh lý, đồng thời luôn đặt chất lượng đồ uống và dịch vụ lên hàng đầu.

Quán cafe nhỏ trong hẻm với thiết kế đơn giản, ấm cúng và phù hợp với dân cư địa phương
Cafe vỉa hè/cóc
Đây là một nét văn hóa đặc trưng và quen thuộc tại Việt Nam, với không gian mở, bàn ghế đơn giản và phong cách thân thiện. Cafe cóc hay vỉa hè rất phù hợp với người mới khởi nghiệp cần kiểm soát vốn chặt chẽ.
Đối tượng khách hàng của mô hình này rất đa dạng từ người lao động đến giới trẻ thích không gian thoải mái, tự do. Để kinh doanh hiệu quả, bạn nên chọn vị trí đắc địa, lưu lượng người qua lại đông đúc và giá cả cạnh tranh.

Cafe vỉa hè với mô hình nhỏ, chất riêng lớn, hợp túi tiền, dễ tiếp cận mọi đối tượng
Cafe sân vườn nhỏ
Nếu bạn tìm được mặt bằng có khoảng sân nhỏ, mô hình cafe sân vườn mini là lựa chọn lý tưởng. Với cách bài trí đơn giản cùng cây xanh và ánh sáng tự nhiên, bạn có thể tạo ra một không gian thư giãn, gần gũi và thu hút khách hàng yêu thích sự yên tĩnh.
Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi bạn cần tính toán kỹ về diện tích, chọn cây dễ chăm sóc và tận dụng tối đa không gian sẵn có để giữ chi phí trong tầm kiểm soát.

Cafe sân vườn nhỏ tạo không gian xanh mát, thư giãn nhẹ nhàng giữa lòng phố với chi phí vừa tầm
Một số mô hình quán cafe độc đáo, thú vị khác
Ngoài các mô hình phổ biến như take-away hay quán nhỏ trong hẻm, bạn cũng có thể tham khảo một vài mô hình đặc biệt hơn. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư và vận hành có phần cao hơn, bạn cần tính toán thật cẩn thận để phù hợp với ngân sách 100 triệu.
- Cafe sách/làm việc: Mô hình này đòi hỏi không gian yên tĩnh, nội thất phù hợp như bàn dài, ghế sofa và khoản đầu tư cho sách. Chi phí dao động từ 100-200 triệu VNĐ, nhưng bạn có thể tiết kiệm bằng cách dùng sách cũ, tận dụng đồ thanh lý hoặc tổ chức buổi workshop nhỏ để thu hút khách.
- Cafe thú cưng: Mô hình rất “hợp gu” với giới trẻ, đặc biệt là những ai yêu động vật. Tuy nhiên, đi kèm với sự đáng yêu là bài toán chi phí không nhỏ: thức ăn, vệ sinh, chăm sóc y tế cho các “boss” đều cần đầu tư liên tục. Chi phí dao động từ 150-300 triệu VNĐ, tùy số lượng thú cưng, mức độ cải tạo không gian và dịch vụ đi kèm.
- Cafe võng: Một mô hình đơn giản, bình dân, mang lại cảm giác thư giãn. Ước tính chi phí ban đầu khoảng 60-70 triệu VNĐ (gồm 3 tháng thuê mặt bằng, trang trí nội thất và khoảng 20 chiếc võng). Đây là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn mở quán ở khu vực gần khu công nghiệp, chợ hoặc nơi có mật độ dân cư cao.
- Cafe container: Tạo ấn tượng độc đáo với phong cách tự do, phóng khoáng. Tuy nhiên, chi phí mua hoặc thuê container và cải tạo lại có thể vượt quá ngân sách 100 triệu. Để giảm chi phí, bạn nên tìm mua container cũ.

Mô hình cafe võng đơn giản, bình dân và chi phí hợp lý
So sánh ưu – nhược điểm các mô hình quán cafe 100 triệu
Để dễ hình dung và lựa chọn mô hình phù hợp với ngân sách và mục tiêu kinh doanh của mình, dưới đây là bảng so sánh tổng hợp các đặc điểm nổi bật, ưu – nhược điểm và chi phí ước tính của từng mô hình:
Mô hình | Ưu điểm | Nhược điểm | Vốn đầu tư ước tính (VNĐ) |
Cafe mang đi (Take-away) | Vốn thấp, linh hoạt địa điểm, dễ quản lý, phù hợp nhân viên văn phòng, sinh viên,… | Cạnh tranh cao, khó xây dựng khách trung thành nếu không đặc biệt, phụ thuộc vị trí | 25 – 45 triệu |
Cafe nhỏ trong nhà/hẻm | Chi phí mặt bằng rẻ, không gian ấm cúng, riêng tư | Khó tiếp cận khách vãng lai, cần marketing tốt | 60 – 100 triệu |
Cafe vỉa hè/cóc | Vốn cực thấp, không tốn chi phí thiết kế, dễ thu hút khách bình dân | Phụ thuộc thời tiết, vấn đề trật tự đô thị, khó đảm bảo vệ sinh | Dưới 50 triệu |
Cafe sân vườn nhỏ | Không gian thư giãn, gần gũi thiên nhiên | Chi phí cây xanh, chăm sóc có thể tốn kém, cần mặt bằng phù hợp | 80 – 100 triệu |
Cafe sách/làm việc (cơ bản) | Không gian yên tĩnh, thu hút khách trí thức, freelancer | Chi phí đầu tư sách, nội thất chuyên dụng, có thể vượt ngân sách nếu không tối ưu | 100 – 150 triệu |
(Nguồn: tổng hợp)
Lập kế hoạch chi phí chi tiết cho mô hình quán cafe 100 triệu
Lập kế hoạch chi phí chi tiết và thực tế là bước không thể thiếu để đảm bảo số vốn 100 triệu đồng được sử dụng hiệu quả nhất. Ly Phạm – Dạy Pha Chế gợi ý phân bổ chi phí hợp lý, dễ áp dụng:
Chi phí thuê và đặt cọc mặt bằng
Đây là khoản chi lớn nhất, chiếm từ 20-30% tổng vốn ban đầu. Với ngân sách 100 triệu, bạn có thể dự trù khoảng 20-30 triệu VNĐ cho tiền thuê mặt bằng trong 5-6 tháng đầu, hoặc tìm kiếm mặt bằng với giá thuê từ 7-15 triệu VNĐ/tháng cho diện tích khoảng 40m².
Bạn nên lựa chọn mặt bằng trong hẻm, gần khu dân cư, văn phòng hoặc trường học vẫn có thể thu hút khách nếu có chiến lượng marketing và sản phẩm tốt, giảm áp lực chi phí so với các vị trí trung tâm đắt đỏ.
Chi phí thiết kế, sửa chữa và trang trí quán
Khoản chi này có thể dao động từ 15-25 triệu VNĐ hoặc lên đến 20-30 triệu VNĐ, tùy thuộc vào hiện trạng mặt bằng và mức độ đầu tư phong cách quán. Bạn có thể tự lên ý tưởng dựa trên các mẫu có sẵn và biến tấu phù hợp để tiết kiệm.
Các khoản chi phí chủ yếu bảo gồm: sơn tường, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, bảng hiệu và trang trí đơn giản. Nếu thuê đơn vị thiết kế bên ngoài, chi phí dao động từ 20-30 triệu VNĐ, bạn hãy cân đối kỹ vì chi phí có thể cao hơn mức dự tính.

Chi phí thiết kế, sửa chữa và trang trí quán cafe dao động từ 15-25 triệu VNĐ
Chi phí mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ
Đây là nhóm chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất vận hành và trải nghiệm của khách hàng:
- Thiết bị pha chế: Với ngân sách 100 triệu, bạn nên cân nhắc sử dụng máy pha cà phê tầm trung khoảng 15-20 triệu VNĐ, các dòng phổ thông khoảng 2-3 triệu VNĐ hoặc mô hình cafe phin truyền thống giá chỉ từ 30.000 – 100.000 VNĐ/cái. Máy xay sinh tố, máy ép trái cây có giá từ 500.000 nghìn đến 3 triệu VNĐ.
- Thiết bị bảo quản: Tủ lạnh hoặc tủ đông với chi phí khoảng 2-15 triệu VNĐ tùy loại và dung tích.
- Nội thất: Bàn ghế có giá dao động từ 10-20 triệu VNĐ, quầy bar đơn giản khoảng 3m có giá tầm 7 triệu VNĐ. Bạn có thể tìm mua đồ nội thất thanh lý để tiết kiệm chi phí hơn.
- Công cụ dụng cụ khác: Bao gồm ly tách, phin, tamper, shaker, cốc đánh sữa, khay đựng… với chi phí ước tính khoảng 3-5 triệu VNĐ hoặc 5-10 triệu VNĐ.
Chi phí nguyên vật liệu
Dự kiến chi khoảng 5-10 triệu VNĐ cho lô nguyên liệu đầu tiên. Các nguyên liệu cơ bản bao gồm: cà phê hạt/bột, sữa tươi, sữa đặc, đường, trà các loại, siro, topping, hoa quả tươi,… Bạn nên nhập số lượng vừa đủ cho 1-2 tuần đầu và ưu tiên chọn nhà cung cấp có giá sỉ, uy tín, hỗ trợ đổi trả hoặc giao hàng nhanh.
Chi phí nhân sự
Nếu bạn có thể tự mình đảm nhận các công việc ban đầu, chi phí này có thể được tiết kiệm. Trường hợp cần thuê nhân viên, với quy mô nhỏ, bạn nên thuê 1-2 nhân viên bán thời gian với tổng quỹ lương hàng tháng khoảng 10-16 triệu VNĐ hoặc 10-15 triệu VNĐ là hợp lý.
Mức lương tham khảo cho nhân viên phục vụ là 3-6 triệu VNĐ/người/tháng, nhân viên pha chế là 5-8 triệu VNĐ/người/tháng. Để biết thêm về cách tính lương nhân viên quán cafe, trà sữa bạn có thể tham khảo tại đây.

Chi phí nhân sự có thể tiết kiệm nếu tự vận hành, hoặc dự trù khoảng 10–15 triệu đồng/tháng khi thuê 1–2 nhân viên part-time
Chi phí marketing và khai trương
Khai trương là dịp tốt nhất để giới thiệu quán đến khách hàng mới. Bạn nên dành một phần ngân sách khoảng 2-10 triệu VNĐ để chạy chương trình ưu đãi, phát tờ rơi, làm banner, quảng cáo online nhẹ nhàng qua Facebook, Zalo hoặc TikTok.
Đầu tư cho hình ảnh món, không gian quán và video ngắn cũng là cách tạo sự chú ý rất hiệu quả.
Chi phí pháp lý (giấy phép kinh doanh, VSATTP)
Để hoạt động hợp pháp, quán cần có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, chi phí khoảng 1-1.5 triệu VNĐ. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP), với lệ phí cấp lần đầu là 150.000 VNĐ, phí thẩm định đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống quy mô nhỏ (phục vụ dưới 200 suất ăn/ngày) là 700.000 VNĐ/lần/cơ sở.
Lưu ý: Chi phí có thể thay đổi tùy địa phương và quy mô cụ thể.
Quỹ dự phòng cho các chi phí phát sinh
Đừng bao giờ tiêu sạch 100 triệu ngay từ đầu, nên dành ít nhất 10-20% tổng vốn đầu tư cho quỹ dự phòng, tương đương khoảng 5-20 triệu VNĐ. Khoản dự phòng này để ứng phó với tình huống bất ngờ: sửa chữa nhỏ, thay đổi menu, chi phí phát sinh hoặc duy trì quán trong những tháng đầu doanh thu chưa ổn định.
Bảng phân bổ ngân sách mô hình quán cafe 100 triệu
Hạng mục chi phí | Tỷ lệ ước tính (%) | Số tiền (VNĐ) |
1. Thuê và đặt cọc mặt bằng | 20% – 30% | 20.000.000 – 30.000.000 |
2. Thiết kế, sửa chữa, trang trí | 15% – 25% | 15.000.000 – 25.000.000 |
3. Mua sắm trang thiết bị, máy móc | 20% – 35% | 20.000.000 – 35.000.000 |
4. Nguyên vật liệu ban đầu | 5% – 10% | 5.000.000 – 10.000.000 |
5. Chi phí nhân sự (tháng đầu, nếu có) | 0% – 15% | 0 – 15.000.000 |
6. Marketing và khai trương | 2% – 5% | 2.000.000 – 5.000.000 |
7. Chi phí pháp lý | 1% – 2.5% | 1.000.000 – 2.500.000 |
8. Quỹ dự phòng | 10% – 20% | 10.000.000 – 20.000.000 |
TỔNG CỘNG ƯỚC TÍNH | 100% | ~100.000.000 |
7 bước mở quán cafe 100 triệu cho người mới bắt đầu
Để bắt đầu hành trình khởi nghiệp mô hình quán cafe 100 triệu một cách suôn sẻ, bạn cần lộ trình rõ ràng. Dưới đây là 7 bước cơ bản, thực tế, giúp bạn tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro khi mở quán cafe:
Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
Trước khi bắt tay vào mở quán, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về địa điểm, đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu (dân văn phòng, học sinh, sinh viên, gia đình hay nhóm đối tượng cụ thể khác), sở thích của họ và mức chi trung bình cho một ly cafe,…
Thông tin này sẽ giúp bạn định hình mô hình, xây dựng menu, định giá và cách phục vụ phù hợp thay vì làm theo cảm tính.

Bạn nên nghiên cứu rõ khách hàng mục tiêu trước khi mở quán cafe 100 triệu
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh chiến lược
Mặt bằng là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến 60% khả năng vận hành và lợi nhuận của quán cafe. Với vốn 100 triệu, bạn nên chọn nơi có lưu lượng người qua lại tốt như gần trường học, văn phòng, khu dân cư nhưng không cần là mặt tiền đắt đỏ.
Ưu tiên mặt bằng 25-50m², dễ tìm, dễ dừng xe, chi phí thuê không vượt quá 20–30% ngân sách. Tránh các vị trí như mặt tiền đường quốc lộ nhiều xe, giao lộ bụi bặm, đường một chiều, các hẻm cụt ít người biết đến hoặc những khu vực thường xuyên bị ngập nước.
Hoàn tất thủ tục pháp lý và giấy phép
Để quán cafe hoạt động hợp pháp và ổn định, bạn cần đăng ký hộ doanh nghiệp cá thể khoảng 1.5 triệu VNĐ và giấy chứng nhận VSATTP nếu phục vụ tại chỗ. Hồ sơ xin cấp giấy này bao gồm đơn đề nghị, bản sao giấy phép kinh doanh, sơ đồ thiết kế mặt bằng, giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên, bản công bố trang thiết bị và giấy xác nhận kiến thức về ATVSTP.
Ngoài ra, bạn đừng quên tìm hiểu và thực hiện nghĩa vụ đóng các loại thuế theo quy định như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (nếu có).

Đăng ký hộ doanh nghiệp cá thể khoảng 1.5 triệu VNĐ để quán cafe hoạt động hợp pháp và tránh rắc rối về sau
Thiết kế không gian quán ấn tượng và tối ưu công năng
Không gian quán là yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng ban đầu và giữ chân khách hàng. Với chi phí 100 triệu, bạn tự lên ý tưởng thiết kế dựa trên mẫu có sẵn trên mạng và biến tấu theo sở thích cá nhân là một lựa chọn khả thi và tiết kiệm.
Bố trí nội thất khoa học, đảm đảm lối đi thông thoáng, khu vực pha chế tiện lợi và sạch sẽ. Đừng quên tạo 1–2 góc “check-in” đẹp để thu hút khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.
Xây dựng menu đồ uống đặc sắc và định giá hợp lý
Menu hiệu quả cho quán nhỏ nên ngắn gọn, dễ chọn, tập trung vào khoảng 15-20 món hoặc thậm chí chỉ 8-12 món chủ đạo và ít nhất một vài món “signature”. Các loại đồ uống phổ biến như cà phê truyền thống, trà trái cây, trà sữa đơn giản, nước ép, sinh tố…
Định giá bán được cân nhắc kỹ lưỡng, hợp lý dao động từ 25.000 – 50.000 VNĐ/ly và tính toán chi phí nguyên liệu (cost) để đảm bảo lợi nhuận.

Menu ngắn gọn, dễ chọn cùng vài món “signature” sẽ giúp quán nhỏ ghi điểm và tối ưu lợi nhuận ngay từ đầu
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên (nếu cần)
Khi tuyển dụng, bạn nên ưu tiên những ứng viên có thái độ tốt, nhanh nhẹn, trung thực và đam mê với ngành dịch vụ F&B. Đào tạo nhân viên pha chế bài bản, quy trình phục vụ chuyên nghiệp và kỹ năng giao tiếp với khách hàng để đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng đều.
Lên kế hoạch marketing và chuẩn bị khai trương
Các hoạt động marketing trước khi khai trương như treo băng rôn, phát tờ rơi tại khu vực lân cận, thông báo rộng rãi trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo, Các hội nhóm hoặc Fanpage của quán (nếu có).
Bạn có thể chạy các chương trình khuyến mãi hấp dẫn trong ngày khai trương và tuần lễ đầu tiên như: giảm giá, mua 1 tặng 1, tặng voucher lần sau… để khuyến khích khách hàng đến trải nghiệm.
Lưu ý: Bạn nên lên kế hoạch marketing trước 30 ngày khai trưởng để tăng mức độ nhận diện, thu hút sự quan tâm và tạo cảm giác mong chờ với khách hàng tiềm năng.
Lời kết
Mô hình quán cafe 100 triệu là một mục tiêu hoàn toàn khả thi tại thị trường Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đây không phải là con đường trải đầy hoa hồng mà đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, một kế hoạch kinh doanh chi tiết và tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ. Chúc bạn sớm hiện thực hóa giấc mơ mở quán cafe của mình thành công và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Ly Phạm – Dạy Pha Chế để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!