TÌM KIẾM

TSP là gì? TBSP là gì? Các cách quy đổi trong pha chế

04/11/2024

TSP là gì? TBSP là gì? Đây là 2 đơn vị đo lường phổ biến trong lĩnh vực pha chế và nấu ăn, đóng vai trò quan trọng để đảm bảo công thức chính xác và đồng đều về hương vị.

Hãy cùng học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế tìm hiểu chi tiết 2 đơn vị này và cách quy đổi chúng sang những đơn vị đo lường khác nhé!

TSP là gì? TBSP là gì? Các cách quy đổi trong pha chế

TSP là gì? TBSP là gì? Các cách quy đổi trong pha chế

TSP là gì?

TSP là gì? TSP là viết tắt của teaspoon – đơn vị đo lường tương đương với thìa cà phê, thường dùng để đo các nguyên liệu nhỏ như gia vị, syrup, hoặc chất lỏng trong nấu ăn và pha chế. Một thìa cà phê (TSP) tương đương với khoảng 5ml hoặc 5 gram nước. Đây là đơn vị phổ biến khi đo các thành phần nhỏ trong công thức, đặc biệt là đồ uống pha chế có công thức yêu cầu tỷ lệ chuẩn.

Vai trò của TSP trong pha chế

TSP là gì? Vai trò của TSP trong pha chế

Cách đổi TSP thành các đơn vị đo lường khác

Sau khi đã tìm hiểu TSP là gì, bạn còn cần lưu ý thêm về cách đổi TSP sang các đơn vị đo lường khác. Để dễ dàng chuyển đổi từ TSP sang các đơn vị khác trong nấu ăn và pha chế, bạn có thể tham khảo bảng quy đổi sau:

  • 1 TSP ≈ 5 ml (nước hoặc chất lỏng tương đương)
  • 1 TSP ≈ 5 gram (đối với nước)
  • 1 TSP = 1/3 TBSP (muỗng canh)
  • 1 TSP = 1/48 cup (cốc)
  • 1 TSP = 1/8 fl oz (ounce chất lỏng)

Các quy đổi này hữu ích khi bạn cần điều chỉnh liều lượng thành phần mà công thức yêu cầu, đặc biệt khi không có đủ dụng cụ đo lường chuẩn như thìa đo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi muỗng cà phê (1 TSP) sẽ tương đương với một lượng chất lỏng khác nhau, phụ thuộc vào loại nguyên liệu cụ thể. Vì các nguyên liệu có độ đậm đặc và khối lượng riêng khác nhau, nên 1 TSP của mỗi một nguyên liệu có thể sẽ khác với các loại nguyên liệu khác. Nói cách khác, trọng lượng hoặc thể tích thực của 1 TSP có thể thay đổi tùy vào tính chất của từng nguyên liệu.

Dưới đây là một ví dụ dễ hiểu về cách 1 TSP (muỗng cà phê) có thể thay đổi về khối lượng với các chất lỏng khác nhau:

  • Nước: Nếu bạn đo 1 TSP nước, nó sẽ có thể tích khoảng 5 ml và nặng khoảng 5 gram.
  • Syruo đường: 1 TSP syrup đường cũng là 5 ml, nhưng nặng khoảng 6 gram vì độ đậm đặc của đường trong syrup.
  • Mật ong: 1 TSP mật ong lại nặng tới 7 gram dù vẫn là 5 ml, vì tính chất của mật ong đậm đặc hơn cả nước và syrup đường.

Vì vậy, cùng một muỗng cà phê (1 TSP) sẽ có trọng lượng khác nhau tùy loại nguyên liệu.

Cách đổi TSP thành các đơn vị đo lường khác

Cách đổi TSP thành các đơn vị đo lường khác

TBSP là gì?

TBSP là viết tắt của tablespoon, vậy tablespoon là gì? Tablespoon là đơn vị đo lường này thường được gọi là muỗng canh và lớn gấp 3 lần TSP. TBSP thường được dùng để đo các nguyên liệu với khối lượng lớn hơn TSP như các loại bột, nước và các loại nguyên liệu có tỷ trọng lớn trong pha chế đồ uống.

Đây là đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong công thức quốc tế, đặc biệt là trong các loại đồ uống cần chính xác liều lượng để đảm bảo hương vị và màu sắc chuẩn.

Vai trò của TBSP trong pha chế

Vai trò của TBSP trong pha chế

1 TBSP bằng bao nhiêu gam, bao nhiêu ml?

Một số quy đổi phổ biến giúp bạn sử dụng TBSP trong pha chế chính xác như sau:

  • 1 TBSP = 15 ml (nước hoặc chất lỏng tương đương)
  • 1 TBSP = 15 gram (nước)
  • 1 TBSP = 3 TSP (thìa cà phê)
  • 1 TBSP ≈ 1/2 fl oz (ounce chất lỏng)

Cũng giống như TSP, với các loại nguyên liệu khác nhau, 1 TBSP có thể có khối lượng khác nhau tùy vào từng nguyên liệu.

Một số đơn vị đo lường phổ biến khác trong pha chế

Ngoài TSPTBSP, có nhiều đơn vị đo lường khác thường thấy trong công thức pha chế:

  • Cup (cốc): Đơn vị đo thể tích phổ biến ở các nước phương Tây. 1 cup nước tương đương với khoảng 240 ml.
  • Ounce (oz): Là đơn vị đo lường phổ biến ở Mỹ, dùng cho cả thể tích và khối lượng. 1 oz chất lỏng tương đương khoảng 30 ml.
  • Gram (g): Là đơn vị đo trọng lượng phổ biến trong pha chế, đặc biệt là khi đo lường các nguyên liệu rắn như đường, bột, trái cây…
  • Milliliter (ml): Là đơn vị đo thể tích tiêu chuẩn trong hệ mét, được sử dụng rộng rãi trong các công thức pha chế ở Việt Nam. 1 ml nước tương đương với 1 gram.

Hiểu biết về các đơn vị đo lường khác này sẽ giúp bạn linh hoạt điều chỉnh công thức khi không có sẵn các đơn vị đo lường thông dụng như TSP hay TBSP.

Một số đơn vị đo lường khác trong pha chế

Một số đơn vị đo lường khác trong pha chế

Một số lưu ý khi sử dụng đơn vị đo lường TSP, TBSP

Trong quá trình pha chế, việc sử dụng các đơn vị đo lường chuẩn rất quan trọng. Để đảm bảo thành phẩm đúng hương vị như mong muốn, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Dùng đúng dụng cụ đo lường: Để đảm bảo tính chính xác, tốt nhất là sử dụng các bộ đo lường chuyên dụng như thìa đo TSP, TBSP hoặc ly đong, ca đong có sẵn cách vạch chia ml rõ ràng. Tránh ước lượng bằng dụng cụ gia đình như thìa ăn vì sẽ gây sai lệch vì thể tích và khối lượng của mỗi cái thìa là khác nhau.
  • Tùy chỉnh theo từng loại nguyên liệu: Các nguyên liệu có khối lượng riêng khác nhau, do đó nếu công thức yêu cầu 1 TSP đường và 1 TSP mật ong, khối lượng thực tế sẽ khác nhau. Tốt nhất là tham khảo định lượng cụ thể của từng loại nguyên liệu khi có thể.
  • Hiểu sự khác biệt giữa chất rắn và chất lỏng: Với các nguyên liệu dạng khô, rắn như bột, đường, muối…, 1 TBSP hoặc 1 TSP sẽ có khối lượng khác so với các loại chất lỏng. Do đó, hãy điều chỉnh lượng đo để tránh sai sót.
  • Đọc kỹ công thức: Mỗi công thức pha chế có thể có yêu cầu khác nhau về đơn vị đo lường, nên bạn hãy đảm bảo đọc kỹ trước khi thực hiện để tránh sai lệch trong quá trình pha chế.

Kết luận

Với các thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về TSP là gì và TBSP là gì, cũng như cách quy đổi chúng sang những đơn vị đo lường khác. Bạn có thể dễ dàng ứng dụng những kiến thức này vào kinh doanh, giúp bạn đong, đo chính xác trong quá trình pha chế để tạo nên ly đồ uống chuẩn vị. Theo dõi các bài viết tiếp theo của học viện Ly Phạm – Dạy Pha Chế để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

Tác giả

Ly Phạm

Ly Phạm là một chuyên gia pha chế đầy nhiệt huyết và dày dặn kinh nghiệm, là Nhà đồng sáng lập và Giảng viên tại Học viện SaLy Academy (tên gọi khác: học viện Ly Phạm - Dạy Pha Chế). Đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách "Làm chủ từ đam mê pha chế", Chị đã có hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu và đào tạo pha chế đồ uống.

Đào tạo hơn 2000 học viên, là tác giả của hàng trăm khóa học đào tạo pha chế và kinh doanh F&B là minh chứng rõ nhất cho tài năng và sự thành công của Chị. Sự đam mê và tận tâm của là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người yêu thích pha chế và mong muốn thành công trong lĩnh vực F&B.