TÌM KIẾM

Cách làm trà măng cụt – Công thức ”Hot trend” siêu dễ làm

05/09/2024

Trà măng cụt đang trở thành thức uống “hot trend” nhờ hương vị thanh mát và độc đáo. Với công thức đơn giản, bạn có thể dễ dàng pha chế tại nhà hoặc thêm vào thực đơn quán để thu hút khách hàng.

Trong bài viết này, học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế sẽ chia sẻ 2 cách làm trà măng cụt dễ làm mà thơm ngon. Cùng khám phá và áp dụng ngay nhé!

Video hướng dẫn chi tiết cách làm trà măng cụt hot trend

Cách làm trà măng cụt hoa đậu biếc ngon

Nguyên liệu và dụng cụ 

  • Măng cụt tươi: 3 trái
  • Hoa đậu biếc khô: 5-6 hoa
  • Syrup đường: 40ml
  • Nước cốt chanh: 5ml
  • Nước lọc: 100ml
  • Đá viên
  • Dụng cụ: bình shaker, ấm trà, rây lọc,…

>> Lưu ý:

  • Cách chọn măng cụt ngon: nên chọn quả có vỏ màu tím đậm, không quá cứng cũng không quá mềm, kích thước vừa phải. Tránh chọn những quả có vết nứt, đốm đen hoặc bị dập, hư hỏng.
  • Cách chọn hoa đậu biếc: chọn hoa đậu biếc có màu xanh tím hoặc xanh đậm, giữ nguyên hình dáng và tỏa ra hương thơm tự nhiên. Để đảm bảo an toàn và gia tăng hương vị cho thức uống, tốt nhất bạn nên ưu tiên mua sản phẩm từ nơi có nguồn gốc rõ ràng.
Nguyên liệu làm trà măng cụt

Nguyên liệu làm trà măng cụt

Cách làm trà măng cụt hoa đậu biếc

Ủ trà hoa đậu biếc

  • Cho 5g hoa đậu biếc khô vào bình ủ.
  • Dùng 150ml nước sôi khoảng 90-95 độ C rồi rót vào bình ủ.
  • Đậy nắp và ủ trà khoảng 7-10 phút đến khi nước chuyển sang màu xanh đặc trưng thì dùng rây lọc lấy nước trà.

>> Lưu ý:

  • Nên sử dụng nước sôi ở nhiệt độ khoảng 90-95 độ C để giữ màu sắc và hương vị trà.
  • Để trà nguội tự nhiên ở nhiệt độ phòng rồi mới tiến hành sử dụng để pha chế.
  • Có thể thêm một chút đường nếu thích uống ngọt.

Sơ chế măng cụt

Măng cụt tươi đem rửa sạch, bổ đôi và tách lấy các múi nhỏ chia thành 2 phần, (2 trái măng cụt dùng để dằm nhuyễn pha chế, 1 trái măng cụt dùng để trang trí).

Hoàn thiện và thưởng thức

Pha trà măng cụt hoa đậu biếc theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Cho phần măng cụt vào bình lắc, dùng cây dằm nhuyễn.
  • Bước 2: Tiếp tục thêm 100ml nước lọc, 40ml syrup đường và đá viên. Kế đến, vắt thêm 5ml nước cốt chanh vào để cân bằng hương vị.
  • Bước 3: Đậy nắp bình lại và lắc đều tay để các nguyên liệu hòa quyện với nhau rồi đổ ra ly.
  • Bước 4: Từ từ rót 100ml nước cốt trà hoa đậu biếc đã được ủ lên trên, trang trí thức uống bằng chanh cắt lát hoặc măng cụt tươi.

Như vậy, chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã cho ra lò một thức uống tươi mát với màu sắc bắt mắt. Vị ngọt thanh của măng cụt hòa cùng vị chua của chanh đem lại cảm giác vô cùng sảng khoái khi thưởng thức. Không chỉ giải khát, thức uống này còn rất có lợi cho sức khỏe.

Lưu ý: Bạn có thể gia giảm syrup đường để thức uống đạt độ ngọt theo sở thích.

Giá cost một ly trà măng cụt hoa đậu biếc

Một ly trà măng cụt hoa đậu biếc có giá khoảng 8.000-10.000 VNĐ. Thông thường, giá cost bằng 1/3 giá bán. Vì thế, bạn có thể bán thức uống này với giá 24.000-30.000 VNĐ.

Lưu ý: Giá bán có thể thay đổi tùy theo mô hình kinh doanh, thị trường, giá nguyên vật liệu,…

Cách làm trà măng cụt hoa đậu biếc thanh mát

Cách làm trà măng cụt hoa đậu biếc thanh mát

Những câu hỏi liên quan khi làm trà măng cụt

Làm sao để trà không bị chát khi pha với măng cụt?

Để trà không bị chát khi pha với măng cụt, bạn cần chú ý các yếu tố sau:

  • Ủ trà đúng thời gian từ 7 – 10 phút và dùng nước ở nhiệt độ 90 – 95°C để tránh chiết xuất quá mức làm trà bị đắng.
  • Sau khi ủ xong, lọc sạch bã trà ngay lập tức để tránh vị gắt.
  • Nếu trà vẫn hơi chát, có thể cân bằng hương vị bằng syrup đường hoặc nước cốt măng cụt để làm dịu vị trà.

Tại sao phải dằm nhuyễn măng cụt trước khi pha?

Dằm nhuyễn măng cụt trước khi pha giúp:

  • Phần thịt quả tiết ra nước, hòa quyện tốt hơn với trà, tạo độ ngọt tự nhiên và giúp hương vị lan tỏa đều trong ly nước.
  • Nếu không dằm, măng cụt có thể không giải phóng đủ hương thơm và vị ngọt, làm cho ly trà thiếu đi sự cân bằng.
  • Dằm nhuyễn cũng giúp phần thịt măng cụt không nổi lên bề mặt mà phân bố đều trong ly, tăng trải nghiệm khi uống.

Nếu không có măng cụt tươi, có thể dùng măng cụt đông lạnh thay thế không?

Bạn có thể dùng măng cụt đông lạnh thay cho măng cụt tươi, nhưng chất lượng sẽ không hoàn toàn giống nhau.

  • Măng cụt đông lạnh có thể làm ảnh hưởng đến độ ngọt tự nhiên và kết cấu mềm mọng, khiến món trà có thể bị nhạt hơn.
  • Nếu dùng măng cụt đông lạnh, bạn nên rã đông tự nhiên trước khi pha để tránh làm thay đổi kết cấu quả.

Tuy nhiên, vẫn khuyến khích dùng măng cụt tươi để có hương vị ngon nhất. Tùy theo mùa trái cây, bạn có thể lựa chọn các loại trái cây tươi khác để đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon cho món nước.

Những câu hỏi liên quan khi làm trà măng cụt

Những câu hỏi liên quan khi làm trà măng cụt

Tham gia khóa học pha chế trà trái cây để mở quán tại Ly Phạm – Dạy Pha Chế

Học viện Ly Phạm – Dạy Pha Chế là một trong những địa chỉ chuyên đào tạo pha chế để mở quán uy tín nhất hiện nay. Tham gia khóa học pha chế trà trái cây bạn sẽ nắm vững cách làm của hơn 20 loại trà trà trái cây khác nhau. Chưa dừng lại ở đó, học viên còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu hơn từ cách chọn lựa và phân loại nguyên liệu, sáng tạo công thức phù hợp với từng nhóm khách hàng, cách tính giá cost hợp lý để gia tăng lợi nhuận,…

Ngoài trà trái cây, học viện còn có nhiều khóa học khác như: học pha chế trà sữa, học pha chế cà phê, sinh tố, soda,… Tất cả khóa học đều do giảng viên Ly Phạm – với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pha chế và kinh doanh F&B trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Qua đó, học viên không chỉ nắm vững công thức pha chế chuẩn mà còn được lắng nghe kinh nghiệm kinh doanh mở quán thực chiến, tự tin áp dụng vào thực tế. Nếu bạn có nhu cầu tham khảo các khóa học pha chế, hãy liên hệ chúng tôi qua Hotline: 0964.220.088 để được tư vấn miễn phí!

Địa chỉ đào tạo pha chế trà trái cây để mở quán uy tín

Địa chỉ đào tạo pha chế trà trái cây để mở quán uy tín

Lời kết

Trà măng cụt là thức uống thanh mát và dễ làm. Với 2 công thức vừa giới thiệu, bạn có thể tự tay pha chế một ly nước thơm ngon. Chúc bạn sẽ thực hiện thành công. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Ly Phạm – Dạy Pha Chế để cập nhật thêm nhiều công thức pha chế hấp dẫn khác.

Đánh giá bài viết
Tác giả

Ly Phạm

Ly Phạm là một chuyên gia pha chế đầy nhiệt huyết và dày dặn kinh nghiệm, là Nhà đồng sáng lập và Giảng viên tại Học viện SaLy Academy (tên gọi khác: học viện Ly Phạm - Dạy Pha Chế). Đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách "Làm chủ từ đam mê pha chế", Chị đã có hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu và đào tạo pha chế đồ uống.

Đào tạo hơn 2000 học viên, là tác giả của hàng trăm khóa học đào tạo pha chế và kinh doanh F&B là minh chứng rõ nhất cho tài năng và sự thành công của Chị. Sự đam mê và tận tâm của chị là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người yêu thích pha chế và mong muốn thành công trong lĩnh vực F&B.