Trong lĩnh vực F&B, lựa chọn mô hình trà sữa kinh doanh phù hợp là yếu tố quan trọng giúp bạn thu hút khách hàng và tối ưu chi phí đầu tư. Từ quán trà sữa truyền thống đến mô hình kết hợp với cà phê hay đồ ăn vặt, mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phục vụ từng nhóm khách hàng khác nhau.
Bài viết này, học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế đến bạn 7 mô hình trà sữa tiềm năng và dễ hút khách nhất hiện nay, giúp bạn tìm ra hướng đi phù hợp cho kế hoạch kinh doanh của mình.
Mô hình quán trà sữa kết hợp cafe
Đây là mô hình trà sữa được các thương hiệu nổi tiếng áp dụng như Phúc Long, Cheese Coffee, Three O’clock, The Coffee House,… Thực đơn phong phú, bao gồm nhiều loại trà sữa và cà phê, mang đến muôn vàn lựa chọn tuyệt vời cho khách hàng mỗi khi ghé quán. Với mô hình trà sữa này, chủ quán sẽ dễ dàng chinh phục nhiều đối tượng khách hàng, thu về doanh thu cao hơn.
Ưu điểm:
- Có thể đầu tư nhiều loại thức uống khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng.
- Dễ dàng nâng cao doanh thu, mang lại lợi nhuận khi kinh doanh.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư tốn kém do có nhiều món, đòi hỏi vốn bỏ ra cao.
- Cần lượng lớn nguyên liệu và thiết bị để pha chế nhiều thức uống khác nhau.
- Phải đầu tư mặt bằng ở vị trí đẹp, trang trí quán bắt mắt và rộng rãi để dễ hút khách.
Mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống
Đây là mô hình quán trà sữa được nhiều người lựa chọn vì thực đơn không quá cầu kỳ, các thức uống dễ thực hiện. Nhờ mức độ phổ biến nên khách hàng rất dễ nhận biết các quán theo mô hình truyền thống. Nếu bạn đang tìm kiếm một mô hình đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được sự đa dạng trong thực đơn, mô hình trá sữa truyền thống có thể là lựa chọn phù hợp.
Ưu điểm:
- Đơn giản, ít tốn kém chi phí đầu tư.
- Chi phí thức uống rẻ, dễ tiếp cận đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên.
- Quy trình pha chế nhanh chóng, không làm khách hàng chờ đợi lâu.
Nhược điểm:
- Mô hình này thường gây ra lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Mức độ cạnh tranh cao, dễ bị nhàm chán nếu không cập nhật xu hướng thị trường hay cập nhật món mới.
Mô hình kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền
Mô hình trà sữa nhượng quyền đang dần trở thành xu hướng trong ngành F&B. Người mở quán sẽ mua quyền sử dụng thương hiệu, công thức và một số tài sản từ đơn vị đã có uy tín trên thị trường. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những người mới khởi nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm hay vốn đầu tư.
Ưu điểm:
- Thương hiệu nhượng quyền đã có lượng khách hàng trung thành, giúp người bán tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như thời gian quảng bá.
- Chủ quán được cung cấp công thức pha chế chuẩn và đã qua kiểm nghiệm, tạo dựng niềm tin với khách hàng.
- Giảm thiểu tối đa mọi rủi ro khi mới bắt đầu kinh doanh mở quán, nhanh chóng thu hồi vốn.
Nhược điểm:
- Phải tuân theo quy trình và quy tắc của thương hiệu, hạn chế sự sáng tạo.
- Hoạt động kinh doanh có thể bị ảnh hưởng nếu một cửa hàng trong hệ thống gặp sự cố.
- Chỉ được sử dụng thương hiệu trong thời gian nhất định và phải gia hạn hợp đồng nếu muốn tiếp tục.
Nếu như bạn muốn tận dụng sức mạnh thương hiệu và giảm rủi ro khi khởi nghiệp, bạn có thể cân nhắc mô hình này.
Mô hình trà sữa take away (xe đẩy)
Nếu bạn muốn bắt đầu với ngân sách nhỏ và quy trình phục vụ nhanh chóng, mô hình trà sữa take-away (xe đẩy) có thể đáp ứng nhu cầu này. Kinh doanh mở quán trà sữa take away được nhiều người ưa chuộng nhờ sự tiện lợi cũng như đầu tư ít chi phí.
Chủ quán chỉ cần trang bị một chiếc xe đẩy nhỏ cùng những dụng cụ pha chế cần thiết để pha chế tại chỗ. Nhờ quy trình phục vụ nhanh chóng nên mô hình trà sữa này rất phù hợp đặt ở những khu vực tập trung nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên,…
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư thấp, không cần trang trí quán hay chuẩn bị bàn ghế sang trọng, dẫn đến giá bán tương đối rẻ, dễ hút khách.
- Xe đẩy nhỏ gọn nên có thể di chuyển tới nhiều địa điểm, dễ dàng tiếp cận lượng khách hàng đông đảo.
- Quy trình phục vụ thức uống nhanh chóng, giúp khách hàng không phải chờ đợi lâu.
Nhược điểm:
- Khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu do đặc tính không cố định.
- Việc kinh doanh có thể bị ảnh hưởng do thời tiết.
- Phải tìm kiếm địa điểm đặt xe đúng quy định để tránh vấn đề lấn chiếm vỉa hè.
Mô hình quán trà sữa kết hợp ăn vặt
Trong trường hợp bạn muốn thu hút khách hàng trẻ và tạo sự khác biệt, mô hình quán trà sữa kết hợp ăn vặt sẽ là gợi ý lý tưởng. Ngoài trà sữa, bạn có thể bổ sung vào thực đơn những món ăn vặt đơn giản như bánh tráng trộn, xiên que, và khoai tây chiên. Nếu muốn quán trở nên độc đáo, chủ quán cũng có thể sáng tạo những món ăn vặt theo công thức riêng của mình.
Mô hình trà sữa này dễ gây sự chú ý từ nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng trẻ tuổi. Tuy nhiên, vì phải chuẩn bị nhiều món nên chi phí đầu tư tương đối lớn. Đồng thời, công tác bảo quản và chế biến thường gặp nhiều khó khăn do phải quản lý nguồn nguyên liệu lớn.
Mô hình buffet trà sữa
Mô hình buffet trà sữa cũng là hình thức kinh doanh quán trà sữa dễ thu hút khách hàng. Mô hình trà sữa này cho phép mỗi người khi đến quán được tự chọn thức uống cũng như các loại topping theo sở thích. Qua đó đem lại trải nghiệm thưởng thức tuyệt vời cho thực khách. Tuy nhiên, để vận hành, bạn cần bỏ ra chi phí lớn cho việc chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân sự quản lý, mặt bằng,… Nếu như bạn muốn tạo trải nghiệm độc đáo và để khách hàng tự do lựa chọn, thì mô hình buffet trà sữa có thể là giải pháp hấp dẫn.
Để vận hành buffet trà sữa hiệu quả, chủ quán nên quản lý tốt nguồn nguyên liệu và tối ưu quy trình cung cấp topping để tránh lãng phí. Các topping như trân châu, thạch, pudding,… có thể được chuẩn bị sẵn số lượng nhất định và được làm mới theo giờ để đảm bảo chất lượng mà không gây lãng phí.
Không chỉ vậy. mô hình buffet trà sữa không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, nhờ vào sự linh hoạt và trải nghiệm thú vị mà nó mang lại. Điều này cũng giúp quán xây dựng tệp khách hàng trung thành khi khách muốn quay lại để thử thêm các loại topping mới.
Mô hình kinh doanh trà sữa thú cưng
Mô hình quán trà sữa thú cưng là hình thức kinh doanh mở quán đầy tiềm năng phù hợp cho những ai yêu thích sự độc đáo và hướng tới nhóm khách hàng yêu động vật. Khi ghé đến quán, khách hàng không chỉ được thưởng thức những ly trà sữa thơm ngon mà còn có dịp vui đùa cùng những thú cưng đáng yêu.
Thế nhưng, mô hình trà sữa này yêu cầu không gian rộng rãi để thú cưng cảm thấy thoải mái. Đồng thời, bạn cũng cần bỏ ra khoản chi phí lớn cho việc chăm sóc và ăn uống của thú cưng. Hơn hết, việc đảm bảo vệ sinh thức uống cũng phải được chú trọng, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng.
Một số lưu ý khi vận hành các mô hình kinh doanh trà sữa
Trong quá trình vận hành, cần đặc biệt quan tâm đến việc giữ vệ sinh và chất lượng phục vụ, nhất là khi phục vụ nhiều loại đồ uống và topping khác nhau. Đối với những mô hình như Buffet Trà sữa cần cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho khách hàng khi tự phục vụ topping hoặc đồ uống sẽ giúp quán duy trì không gian sạch sẽ, gọn gàng. Ngoài ra, chuẩn bị đa dạng các loại topping và nguyên liệu chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhiều khẩu vị mà còn tạo sự hài lòng, giữ chân khách hàng quay lại.
Ngoài ra để thu hút khách hàng cho bất kỳ mô hình kinh doanh trà sữa nào, việc chú trọng các cách vận hành và triển khai chiến lược marketing là điều không thể thiếu. Khuyến mãi combo hoặc giảm giá vào khung giờ thấp điểm là cách hiệu quả giúp gia tăng lượng khách đến quán. Đồng thời, việc quảng bá trên mạng xã hội cùng các hashtag phù hợp sẽ giúp quán dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ tuổi.
Lời kết
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về các mô hình trà sữa tiềm năng, dễ hút khách. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Hãy cân nhắc kỹ vốn đầu tư và thị trường để chọn hướng đi tối ưu. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Ly Phạm – Dạy Pha Chế để cập nhật thêm nhiều kiến thức kinh doanh F&B hữu ích khác nhé!