Nước đường hay syrup đường là nguyên liệu quan trọng trong pha chế, góp phần tạo độ ngọt và giữ kết cấu mịn màng cho các loại đồ uống. Không chỉ giúp cân bằng hương vị, nước đường còn dễ bảo quản và tiết kiệm chi phí khi tự làm tại nhà. Tuy nhiên, đâu mới là cách nấu nước đường chuẩn, dễ dàng bảo quản và có màu sắc đẹp mắt?
Trong bài viết này, học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế sẽ hướng dẫn bạn 2 cách nấu nước đường đơn giản nhưng chuẩn vị, giúp bạn tự tin áp dụng cho quán của mình. Cùng khám phá ngay nhé!
Cách nấu nước đường pha chế chuẩn, dễ thực hiện
2 cách nấu nước đường pha chế chuẩn
Nước đường là nguyên liệu quan trọng, góp phần tạo độ ngọt hài hòa cho các món đồ uống. Hiện nay có nhiều cách nấu nước đường khác nhau, nhưng tại Ly Phạm – Dạy Pha Chế, các công thức pha chế đều sử dụng công thức nước đường chuẩn sau đây.
Cách nấu nước đường từ đường cát
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Đường cát: 1kg
- Nước đun sôi: 700ml
Cách nấu nước đường bằng đường cát:
- Bước 1: Cho nước vào nồi và đun sôi.
- Bước 2: Cho 700ml nước sôi ra tô hoặc ca (ly đong), thêm 1kg đường cát vào.
- Bước 3: Dùng phới lồng khuấy cho đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn.
- Bước 4: Để nguội, cho vào chai hoặc bình có nắp, đậy kín và bảo quản ở nhiệt độ phòng. Nước đường có thể dùng dần trong vòng 1 tuần.

Cách làm nước đường pha chế từ đường cát
Cách nấu nước đường từ đường phèn
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Đường phèn: 500g
- Nước lọc: 450ml
- Nước cốt chanh: 5ml
Cách nấu nước đường pha chế bằng đường phèn:
- Bước 1: Dùng chày đập nhỏ đường phèn sau đó để sẵn đường phèn vào trong nồi.
- Bước 2: Cho 450 ml nước lọc vào nồi và đun sôi.
- Bước 3: Hạ lửa vừa và khuấy đều đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn thì tắt bếp và vắt thêm 5ml nước cốt chanh vào hỗn hợp, khuấy đều.
- Bước 4: Chờ nước đường nguội thì lọc qua rây 1 lần để loại bỏ những sợi chỉ đường phèn. Cuối cùng rót vào chai thủy tinh, đậy kín nắp, bảo quản ở nơi thoáng mát để sử dụng dần.
Lưu ý:
- So với đường cát, đường phèn khi pha chế sẽ làm cho ly đồ uống ngọt dịu và thanh hơn.
- Nếu muốn tạo ra thành phẩm chất lượng, hãy chọn đường phèn có màu trắng trong, không bị xỉn màu hay lẫn mùi lạ.

Cách làm nước đường pha chế từ đường phèn
Một số câu hỏi thường gặp khi nấu nước đường
Nếu nấu nước đường quá lâu thì sao?
Nếu nấu nước đường quá lâu, hỗn hợp có thể bị quá đặc hoặc bắt đầu chuyển sang màu caramel do đường bị cháy. Nếu nước đường quá đặc, có thể thêm một ít nước lọc, đun lại với lửa nhỏ và khuấy đều để làm loãng.
Làm sao để nước đường không bị đóng cặn khi nấu?
Để nước đường trong và không bị đóng cặn, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Sử dụng nước lọc sạch, tránh dùng nước máy có nhiều tạp chất.
- Đun với lửa nhỏ, không khuấy khi đường đã tan hoàn toàn để hạn chế kết tinh lại.
- Lọc nước đường sau khi nấu qua rây mịn để loại bỏ tạp chất, sau đó bảo quản trong chai thủy tinh kín.
Nước đường có thể bảo quản được bao lâu?
Thời gian bảo quản nước đường phụ thuộc vào tỷ lệ đường, cách nấu và điều kiện lưu trữ:
- Nếu bảo quản trong chai kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, nước đường có thể sử dụng trong khoảng 1 – 2 tuần.
- Nếu bảo quản trong tủ lạnh, có thể kéo dài thời gian sử dụng lên đến 1 tháng, nhưng cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không bị biến chất.

Các câu hỏi thường gặp khi nấu nước đường
Vai trò của nước đường trong pha chế
Nước đường là một nguyên liệu cơ bản trong quá trình pha chế đồ uống, mang lại nhiều công dụng quan trọng, có thể kể đến như:
- Tạo độ ngọt cho đồ uống: Vai trò chính của nước đường trong pha chế là cung cấp độ ngọt cho các loại thức uống. Nước đường có thể kết hợp giữa đường cát và đường phèn để tạo ra hương vị ngọt phù hợp, giúp cân bằng vị giác của người thưởng thức.
- Tăng hương thơm và màu sắc: Nước đường pha chế giúp cân bằng tổng thể hương vị và duy trì màu sắc tự nhiên của thức uống, đặc biệt là trong các loại nước trái cây tươi. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa, giữ cho thức uống luôn có màu sắc bắt mắt.
- Xử lý và bảo quản nguyên liệu: Nước đường còn được dùng để sơ chế nguyên liệu, giúp làm sạch nhựa và bảo quản trái cây, rau củ tốt hơn, đặc biệt là những loại dễ bị thâm hoặc oxy hóa. Nhờ vậy, trái cây sẽ giữ được màu sắc tươi ngon trong thời gian dài.
Lời kết
Với 2 cách nấu nước đường pha chế chuẩn mà Ly Phạm – Dạy Pha Chế đã chia sẻ, bạn có thể dễ dàng áp dụng vào các công thức pha chế đồ uống tại quán của mình. Nước đường không chỉ giúp thức uống có độ ngọt thanh, mịn màng mà còn tiết kiệm chi phí khi tự làm tại nhà. Hãy áp dụng ngay những bí quyết này để nước đường của bạn luôn có màu sắc đẹp, vị ngọt hoàn hảo và không bị lại đường khi nấu. Chúc bạn thành công!