Bạn đang muốn mở quán trà sữa nhưng chưa biết cách tính giá cost trà sữa hợp lý để làm sao kiểm soát được chi phi phí để tối ưu hóa lợi nhuận?
Ngay sau đây, học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế sẽ hướng dẫn bạn cách tính cost trà sữa một cách chi tiết và hiệu quả, giúp bạn tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng thành công trong lĩnh vực kinh doanh trà sữa.
Video hướng dẫn cách tính một ly trà sữa trong kinh doanh
Tầm quan trọng của việc tính giá cost trà sữa
Trà sữa từ lâu đã trở thành thức uống quốc dân và là sự lựa chọn yêu thích của đông đảo khách hàng mọi lứa tuổi. Với nhu cầu cao, lợi nhuận từ kinh doanh trà sữa có thể rất lớn, đặc biệt là vào mùa hè. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu, việc tính cost trà sữa chính xác là vô cùng quan trọng. Việc tính toán cost chính xác mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Quản lý chi phí nguyên vật liệu: Giúp bạn kiểm soát đầu vào và đầu ra của nguyên liệu, tránh tình trạng tồn kho và giảm thiểu rủi ro thất thoát.
- Xác định giá bán hợp lý: Tạo điều kiện thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời giúp bạn nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Quyết định đầu tư nguồn vốn chính xác: Nhờ vào việc xác định chi phí từng phần, bạn có thể tái đầu tư hiệu quả và đưa ra những điều chỉnh kịp thời trong quá trình kinh doanh.
- Theo dõi tình hình kinh doanh: Bằng cách cập nhật chi phí thường xuyên, bạn có thể nhận biết khi nào quán có lợi nhuận hoặc lỗ và điều chỉnh chiến lược kịp thời để tối ưu hiệu quả.
- Tránh thất thoát dòng tiền: Giúp bạn dễ dàng kiểm soát lợi nhuận thực tế và tránh lãng phí nguồn vốn.
Những lưu ý quan trọng khi tính giá cost một ly trà sữa
Để tính cost đồ uống chính xác, bạn cần lưu ý đến một số yếu tố quan trọng sau:
- Chi phí trực tiếp: Bao gồm các nguyên liệu pha chế và dụng cụ trực tiếp để làm nên ly trà sữa.
- Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương cho nhân viên pha chế, phục vụ, và dọn dẹp. Đây là một phần quan trọng để tính toán chi phí tổng thể.
- Chi phí bổ sung: Bao gồm giá trị thương hiệu, chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Chi phí này thường không cố định và có thể thay đổi tùy vào từng giai đoạn kinh doanh.
- Biến phí: Là mức chi phí thay đổi theo thời gian và tình hình giá nguyên liệu. Điều này đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ để duy trì doanh thu ổn định.
Hướng dẫn tính giá cost trà sữa chi tiết
Để dễ hiểu hơn, chúng ta sẽ đi qua cách tính cost cho một ly trà sữa 150ml với các nguyên liệu cơ bản. Công thức này có thể điều chỉnh tùy loại đồ uống khác nhau trong quán.
Công thức cho 2,1 lít trà sữa
Đầu tiên, bạn cần xác định lượng nguyên liệu cho công thức trà sữa. Dưới đây là công thức cho 2,1 lít trà sữa:
- Trà đen Saly: 60 gram (đơn giá tham khảo: 160.000đ/kg)
- Trà đen Phúc Long: 40 gram (đơn giá tham khảo: 230.000đ/kg)
- Bột trà sữa Frima: 200 gram (đơn giá tham khảo: 80.000đ/kg)
- Đường: 180 gram (đơn giá tham khảo: 25.000đ/kg)
- Sữa đặc: 100ml (đơn giá tham khảo: 65.000đ/lít)
Chi phí cho từng nguyên liệu
Dựa vào công thức trên, bạn có thể tính toán chi phí của từng thành phần như sau:
- Trà đen Saly: 9.600đ
- Trà đen Phúc Long: 9.400đ
- Bột trà sữa Frima: 16.000đ
- Đường: 4.500đ
- Sữa đặc: 6.500đ
=> Tổng chi phí cho 2,1 lít trà sữa là: 9.600đ + 9.200đ + 16.000đ + 4.500đ + 6.500đ = 45.800đ (Khoảng 46.000đ)
Giá cost cho một ly trà sữa 150ml
Với chi phí nguyên liệu là 46.000đ cho 2,1 lít trà sữa, bạn có thể tính giá cost cho một ly trà sữa 150ml là khoảng 3.300đ. Tuy nhiên, đây chỉ là chi phí nguyên liệu cơ bản và chưa bao gồm các chi phí khác như:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí nhân công
- Khấu hao máy móc và thiết bị
- Các chi phí này sẽ thay đổi tùy vào quy mô và mô hình kinh doanh của từng quán.
Lời kết
Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cách tính cost trà sữa một cách đơn giản và chính xác, giúp bạn có thể tối ưu hóa chi phí trong kinh doanh đồ uống. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về công thức pha chế và những kỹ thuật tối ưu lợi nhuận, hãy tham gia các khóa học pha chế tại Ly Phạm – Dạy Pha Chế, các khóa học sẽ mang đến cho bạn những kiến thức thực tiễn và chuyên sâu, giúp bạn nâng cao tỷ lệ thành công khi mở quán.
>> Xem thêm: 3 lưu ý khi lựa chọn Topping phù hợp trong kinh doanh