TÌM KIẾM

3 loại trà pha chế cơ bản và cách pha trà đúng chuẩn

13/09/2024

Trà pha chế là yếu tố then chốt tạo nên những ly đồ uống thơm ngon và hấp dẫn trong kinh doanh. Việc nắm vững các loại trà pha chế cơ bản cùng cách pha trà đúng chuẩn sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng phục vụ và thu hút khách hàng.

Trong bài viết này, học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế sẽ giới thiệu đến bạn 3 loại trà phổ biến nhất trong pha chế, đồng thời hướng dẫn cách pha trà đúng chuẩn cho từng loại. Hãy cùng khám phá và áp dụng ngay cho quầy pha chế của bạn!

3 Loại trà pha chế cơ bản và cách pha trà đúng chuẩn

3 Loại trà pha chế cơ bản và cách pha trà đúng chuẩn

Tổng hợp các loại trà pha chế cơ bản

Hiện nay, có 3 loại trà phổ biến dùng để pha chế, bao gồm:

  • Trà đen: Với độ chát nhẹ nhưng hậu vị ngọt sâu lắng, trà đen mang đến trải nghiệm nhiều tầng hương vị độc đáo, tùy thuộc vào phương pháp pha chế. Không chỉ nổi bật với mùi thơm nồng nàn, loại trà này còn sở hữu màu nâu đen đậm đầy cuốn hút, giúp tạo nên những ly trà sữa, trà trái cây hay trà macchiato tròn vị và bắt mắt. Nhờ vào đặc tính mạnh mẽ, trà đen cao cấp là nền trà lý tưởng, giúp tôn lên vị béo của sữa và hương thơm tự nhiên của trái cây trong các công thức pha chế hiện đại.
  • Trà lài: Là sự kết hợp tinh tế giữa lá trà xanh và hoa nhài tự nhiên, mang đến hương vị thanh khiết và dễ chịu. Loại trà này sở hữu mùi hoa nhài ngọt ngào, không quá gắt, giúp giữ trọn hương vị khi kết hợp với các nguyên liệu khi pha chế. Khi pha, trà có màu vàng nâu đẹp mắt.
  • Trà Olong: được chế biến từ búp trà non với mức độ oxy hóa vừa phải, loại trà này mang đến hương vị cân bằng hoàn hảo giữa vị ngọt tự nhiên và chát nhẹ đặc trưng của trà oolong. Điểm nổi bật của Trà Oolong chính là mùi hương rang quyến rũ hòa quyện cùng chút khói nhẹ, tạo nên chiều sâu và sự tinh tế trong từng ngụm trà. Đây là lựa chọn lý tưởng để pha chế các món trà sữa, trà trái cây và trà macchiato, giúp nâng tầm hương vị cho các công thức đồ uống chuyên nghiệp.

Ngoài ra, còn có những loại trà khác được dùng để pha chế đồ uống như trà Thiết Quan Âm, trà Thái xanh, trà Bá Tước,… Tùy theo sở thích, bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.

3 loại trà pha chế cơ bản thường gặp trong pha chế

3 loại trà pha chế cơ bản thường gặp trong pha chế

Cách pha trà đúng chuẩn, đậm vị

Dụng cụ pha trà

Việc lựa chọn dụng cụ pha trà quyết định rất lớn hương vị của trà. Thông thường, người ta thường sử dụng ấm trà làm từ inox, thủy tinh hoặc sứ để pha trà. Bên cạnh đó, khi kinh doanh, để pha trà ngon và hút khách, cần có thêm một số dụng cụ chuyên dụng như:

  • Bình ủ trà: ủ và bảo quản trà đã pha.
  • Bộ muỗng định lượng: xác định lượng trà cần thiết cho mỗi lần pha.
  • Nhiệt kế: kiểm soát nhiệt độ nước, giúp trà đạt hương vị tốt nhất.
  • Rây: lọc bỏ bã trà, giữ lại phần nước cốt để sử dụng pha chế.
Những dụng cụ dùng để pha trà

Những dụng cụ dùng để pha trà

Nhiệt độ nước và thời gian ủ trà pha chế

Do đặc tính của từng loại trà khác nhau nên nhiệt độ nước và thời gian ủ của chúng cũng không giống nhau. Nếu muốn trà đạt hương vị tốt nhất, hãy điều chỉnh nhiệt độ nước thích hợp. Cụ thể:

Loại trà

Nhiệt độ nước

Thời gian ủ trà

Trà đen 95 độ C 10 phút
Trà lài 95 độ C 7 phút
Trà oolong 95 độ C 7 phút

Tỉ lệ trà và nước

Tỉ lệ trà và nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hương vị của trà sau khi pha. Tỷ lệ 1g trà : 40ml nước được xem là công thức giúp chiết xuất hương vị trọn vẹn, cân bằng giữa độ đậm đà và hậu vị ngọt thanh. Với tỷ lệ này, lá trà có đủ không gian để nở đều, giải phóng hương thơm và các hợp chất có lợi.

Nếu muốn pha trà đậm hơn, bạn có thể giảm lượng nước, ngược lại, nếu muốn trà nhẹ nhàng hơn, có thể điều chỉnh thêm nước tùy theo khẩu vị.

Một số lưu ý khi pha trà

Lưu lại một vài mẹo dưới đây để giúp trà pha chế đảm bảo hương vị khi pha:

  • Để trà không bị mất hương vị vốn có, bạn nên dùng nước tinh khiết.
  • Nên dùng bình ủ trà chuyên dụng hoặc ấm trà có nắp đậy kín để giữ nhiệt độ nước ổn định khi ủ trà.
  • Nếu muốn loại bỏ bã trà, hãy sử dụng rây lọc.
  • Chú ý ngâm trà trong khoảng thời gian chính xác tùy từng loại trà để không làm giảm đi vị ngon nhất.
  • Bạn có thể kết hợp trà pha chế cùng một số nguyên liệu khác như sữa, trái cây, đường,… để tạo nên những thức uống hấp dẫn. Tuy nhiên, hãy pha chế theo công thức chuẩn nhằm đảm bảo hương vị tốt nhất.
Một số lưu ý khi pha trà

Một số lưu ý khi pha trà

Lời kết

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về 3 loại trà pha chế phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại trà có những đặc tính riêng biệt, đem tới trải nghiệm đa dạng khi thưởng thức. Hãy tiếp tục theo dõi Ly Phạm – Dạy Pha Chế để biết thêm nhiều kiến thức pha chế bổ ích khác nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả

Ly Phạm

Ly Phạm là một chuyên gia pha chế đầy nhiệt huyết và dày dặn kinh nghiệm, là Nhà đồng sáng lập và Giảng viên tại Học viện SaLy Academy (tên gọi khác: học viện Ly Phạm - Dạy Pha Chế). Đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách "Làm chủ từ đam mê pha chế", Chị đã có hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu và đào tạo pha chế đồ uống.

Đào tạo hơn 2000 học viên, là tác giả của hàng trăm khóa học đào tạo pha chế và kinh doanh F&B là minh chứng rõ nhất cho tài năng và sự thành công của Chị. Sự đam mê và tận tâm của chị là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người yêu thích pha chế và mong muốn thành công trong lĩnh vực F&B.