TÌM KIẾM

Tổng hợp 2 cách làm trà vải tươi siêu ngon, chuẩn vị kinh doanh

04/09/2024

Cách làm trà vải thơm ngon và chuẩn vị đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong những ngày hè oi bức. Nếu bạn đang hoặc dự định kinh doanh quán nước, đừng bỏ qua 2 công thức làm trà vải trong bài viết sau đây!

Hôm nay học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế sẽ hướng dẫn bạn 2 cách làm cùng những bí quyết để tạo ra những ly trà vải thơm ngon với giá cost rẻ. Theo dõi ngay nhé!

Video hướng dẫn cách làm trà vải tươi siêu ngon

Cách làm trà vải truyền thống

Trà vải là một trong những loại trà trái cây cuốn hút người thưởng thức bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị thanh mát của trái vải và vị trà đậm đà.

Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món trà vải:

  • Trà nhài (lài): 10g
  • Syrup Torani vải: 10ml
  • Sinh tố Berino vải: 20ml
  • Syrup đường: 20ml
  • Nước cốt chanh: 5-10ml
  • Vải ngâm: 1-2 trái

Link mua nguyên liệu:

Link mua dụng cụ:

Nguyên liệu làm trà vải

Nguyên liệu làm trà vải

Cách thực hiện món trà vải truyền thống

Các bước thực hiện món trà vải truyền thống như sau:

Bước 1: Ủ trà

Sử dụng 10g trà nhài, ủ theo tỷ lệ 1:40 (10 gam trà nhài sẽ pha với 400ml nước sôi 90-95 độ C). Ủ trong khoảng 7 phút thì lọc bỏ phần bã trà để lấy phần nước cốt trà và để nguội tự nhiên.

Bước 2: Pha trà vải

Chuẩn bị một chiếc bình lắc, sau đó cho lần lượt 100ml nước cốt trà nhài (lài), 10ml syrup Torani vải, 20ml sinh tố Berino vải, 20ml syrup đường và 5ml nước cốt chanh. Lắc đều hỗn hợp cho đến khi hòa quyện vào nhau.

Bước 3: Trang trí và hoàn thiện thành phẩm

Bạn đổ hỗn hợp từ bình lắc ra cốc/ly, trang trí thêm từ 1 đến 2 lát chanh, thêm vào khoảng 1 đến 2 trái vải ngâm và lá húng lủi hoặc lá dứa. Vậy là bạn đã có được ly trà vải mát lạnh cực kì phù hợp cho ngày hè.

Bạn có thể sử dụng vải ngâm bán sẵn trên thị trường để tiết kiệm thời gian khi pha chế hoặc tự làm vải ngâm theo hướng dẫn làm vải ngâm đường phèn của Ly Phạm – Dạy Pha Chế

Cách làm trà vải tươi

Cách làm trà vải tươi

Cách làm trà vải hoa hồng

Trà vải hoa hồng là sự kết hợp tuyệt vời giữa hương thơm nhẹ nhàng của hoa hồng cùng vị ngọt thanh mát của trái vải. Bạn có thể tham khảo cách làm trà vải tươi hoa hồng sau đây:

Nguyên liệu

  • Trà olong: 10g
  • Thanh long đỏ: 10g
  • Mứt Vải hoa hồng Chunky: 30ml
  • Syrup đường: 20ml
  • Nước cốt chanh: 5ml
  • Đá viên

Cách thực hiện

Bước 1: Ủ trà

Tiến hành ủ theo tỷ lệ 1:40 tức là 10g trà olong ủ với 400ml nước sôi (từ 90-95 độ C). Ủ trà trong khoảng 7 phút để chiết xuất trọn vẹn hương thơm, sau đó lọc bỏ phần bã trà, giữ lại phần nước cốt trà và để nguội tự nhiên.

Bước 2: Pha trà vải hoa hồng

Đầu tiên cho 10g thanh long đỏ vào bình shaker và dầm nhuyễn, tiếp tục cho 80ml nước cốt trà olong đã ủ từ bước 1, 30ml mứt vải hoa hồng Chunky, 20ml syrup đường và 5ml nước cốt chanh vào bình và lắc đều hỗn hợp.

Bước 3: Trang trí và hoàn thiện

Đổ hỗn hợp ra ly và thêm đá viên. Đặt 1-2 trái vải ngâm lên miệng ly. Trang trí thêm hoa hồng khô hoặc ít lá bạc hà để tăng thêm hương vị và màu sắc cho thức uống.

Vậy là bạn đã hoàn thành món trà vải hoa hồng thơm mát. Sự kết hợp hài hòa giữa hương vải tươi và hoa hồng mang đến hương vị thanh mát dịu nhẹ, giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng.

>> Tham khảo thêm: Cách pha trà dâu tây ngon, chuẩn vị để kinh doanh

Cách làm trả vải hoa hồng thanh mát

Cách làm trả vải hoa hồng thanh mát

 

Một số câu hỏi thường gặp khi làm trà vải

Làm sao để trà vải không bị chát khi pha?

Để trà vải có hương vị thơm ngon, không bị chát hay đắng, bạn cần thực hiện đúng các bước ủ và bảo quản trà:

  • Ủ trà đúng cách:
    • Dùng tỷ lệ 1:40 (ví dụ: 20g trà nhài pha với 800ml nước sôi ở nhiệt độ 90°C).
    • Ủ trà trong 7 phút, không nên để quá lâu để tránh làm trà bị đắng và chát.
  • Loại bỏ bã trà ngay sau khi ủ:
    • Sau khi ủ đủ thời gian, bạn cần vớt bỏ bã trà ngay lập tức. Điều này giúp nước cốt trà giữ được độ thanh mát mà không bị vị chát gắt.
  • Bảo quản nước cốt trà đúng cách:
    • Để nước cốt trà nguội tự nhiên ở nhiệt độ phòng.
    • Không nên cho trà vào tủ lạnh ngay sau khi pha.
    • Nước cốt trà nên sử dụng trong ngày và không để qua đêm để giữ được hương vị tốt nhất.

Cách bảo quản trà vải khi kinh doanh để giữ chất lượng ổn định?

Để đảm bảo trà vải luôn giữ được hương vị thơm ngon khi phục vụ trong kinh doanh, bạn cần lưu ý các nguyên tắc sau:

  • Bảo quản nước cốt trà nhài đúng cách:
    • Ủ trà nhài theo tỷ lệ chuẩn 1:40.
    • Sau khi ủ xong, lọc bỏ bã trà ngay để tránh làm trà bị chát.
    • Không bảo quản trà trong tủ lạnh, nên sử dụng nước cốt trà trong vòng 8 tiếng để đảm bảo hương vị luôn tươi mới.
  • Cách bảo quản syrup vải và mứt vải:
    • Syrup vải như Torani hoặc Berino có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, không cần để trong tủ lạnh.
    • Tránh để syrup tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc nơi có nhiệt độ cao để đảm bảo chất lượng ổn định.
  • Pha chế theo từng đợt nhỏ:
    • Không nên pha sẵn trà vải quá lâu, chỉ nên pha theo từng mẻ nhỏ để giữ được độ tươi ngon khi phục vụ.
    • Vải ngâm chỉ nên thêm vào ly khi pha chế, không nên ngâm sẵn trong trà để tránh làm mềm vải quá mức.

Việc tuân thủ đúng các bước bảo quản sẽ giúp trà vải luôn có vị thơm ngon, không bị chát hay biến đổi hương vị.

Nếu không có Syrup Torani Vải, có thể thay thế bằng gì?

Nếu không có Syrup Torani Vải, bạn có thể thay thế bằng các dòng syrup khác có chất lượng tương đương:

  • Các loại syrup vải thay thế:
    • Syrup Monin Vải: Có vị vải tự nhiên, chất lượng cao.
    • Syrup Teisseire Vải: Được ưa chuộng nhờ hương vị vải tươi mát.
    • Các thương hiệu syrup vải khác: Chọn các loại có hương vị tự nhiên và không có quá nhiều chất bảo quản.
  • Lưu ý khi thay thế:
    • Hương vị và độ ngọt có thể khác nhau tùy vào thương hiệu syrup sử dụng. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh lượng syrup cho phù hợp với công thức.
    • Giá thành có thể khác nhau tùy loại syrup, vì vậy cần tính toán giá cost trước khi đưa vào thực đơn.
    • Không nên thay thế bằng nước cốt vải ngâm hoặc mứt vải, vì sẽ làm thay đổi kết cấu và hương vị của trà vải.

Dù sử dụng loại syrup nào, bạn nên thử nghiệm trước để đảm bảo ly trà vải đạt chuẩn về hương vị và độ cân bằng khi phục vụ khách hàng.

Học pha chế trà trái cây chuẩn công thức ở đâu để mở quán?

Học pha chế trà vải hay trà trái cây ở đâu để tự tin mở quán? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm trong thời điểm trà trái cây, đặc biệt là trà vải, đang trở thành xu hướng hot trong thị trường đồ uống. Giữa hàng loạt đơn vị đào tạo pha chế hiện nay, việc lựa chọn một địa chỉ uy tín có thể khiến bạn phân vân. Đừng lo! Khóa học trà trái cây tại Ly Phạm – Dạy Pha Chế chính là giải pháp cho bạn!

Với khóa học này, bạn sẽ nhận được:

  • Được học hơn 20 công thức trà trái cây Hot trend, phù hợp xu hướng hiện tại và các mô hình kinh doanh phổ biến.
  • Học công thức chuẩn và trực tiếp từ các chuyên gia pha chế, giúp bạn tạo ra ly trà để kinh doanh thơm ngon, chuẩn vị.
  • Thực hành thực tế với các buổi hướng dẫn chi tiết, hơn 80% thời gian dành cho thực hành đảm bảo nắm vững kỹ năng pha chế.
  • Hỗ trợ kinh doanh toàn diện: Không chỉ học cách pha chế mà bạn còn được chia sẻ bí quyết về quản lý, marketing và tối ưu hóa chi phí khi mở quán.

Nếu bạn quan tâm đến các khóa học pha chế của chúng tôi, hãy để lại thông tin bằng cách điền Form bên dưới hoặc liên hệ Hotline: 0964.220.088 để nhận được tư vấn miễn phí nhé!

Lời kết

Trên đây Ly Phạm – Dạy Pha Chế đã chia sẻ với bạn 2 cách làm trà vải thơm ngon vừa dịu nhẹ, vừa mát lạnh sảng khoái mà bạn có thể làm ngay để đưa vào thực đơn quán của mình hoặc tự làm tại nhà để thưởng thức. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều công thức pha chế mới nhất nhé!

Đánh giá bài viết
Tác giả

Ly Phạm

Ly Phạm là một chuyên gia pha chế đầy nhiệt huyết và dày dặn kinh nghiệm, là Nhà đồng sáng lập và Giảng viên tại Học viện SaLy Academy (tên gọi khác: học viện Ly Phạm - Dạy Pha Chế). Đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách "Làm chủ từ đam mê pha chế", Chị đã có hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu và đào tạo pha chế đồ uống.

Đào tạo hơn 2000 học viên, là tác giả của hàng trăm khóa học đào tạo pha chế và kinh doanh F&B là minh chứng rõ nhất cho tài năng và sự thành công của Chị. Sự đam mê và tận tâm của chị là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người yêu thích pha chế và mong muốn thành công trong lĩnh vực F&B.