Mùa hè đến kéo theo nhu cầu giải khát tăng cao và trà dâu tằm nhanh chóng trở thành lựa chọn “gây sốt” tại các quán đồ uống. Với hương vị chua ngọt thanh mát, dễ uống và giàu vitamin, thức uống này không chỉ giúp xua tan cái nóng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cách pha trà dâu tằm ngon, phù hợp bổ sung vào menu để kinh doanh
Hôm nay hãy cùng Học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế khám phá công thức làm trà dâu tằm ngon, chi tiết ngay sau đây nhé!
Cách làm trà dâu tằm ngon, chi tiết nhất
Để có được ly trà dâu tằm không chỉ ngon mà phù hợp để kinh doanh, Ly Phạm – Dạy Pha Chế sẽ hướng dẫn cho bạn công thức làm đơn giản với nguyên liệu rẻ, dễ tìm nhưng hương vị vẫn đảm bảo thơm ngon.
Nguyên liệu pha trà dâu tằm
Nguyên liệu làm mứt dâu tằm
- Đường cát: 400g
- Dâu tằm tươi: 1kg (chọn quả chín đều, không dập nát, đã rửa sạch, để ráo)
Nguyên liệu pha trà dâu tằm (ly 500ml)
- Trà nhài (trà lài): 10g
- Nước sôi: 400ml
- Cốt và mứt dâu tằm: 40ml
- Syrup đường: 20ml
- Nước cốt tắc (bỏ hạt): 10ml
- Đá viên

Nguyên liệu để pha trà dâu tằm
Các bước thực hiện pha trà dâu tằm
Bước 1: Làm mứt dâu tằm
- Dâu tằm sau khi mua về cần được rửa sạch nhẹ nhàng dưới vòi nước chảy nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn, sau đó để vào rổ cho thật ráo nước. Việc để dâu ráo hoàn toàn giúp mứt bảo quản được lâu hơn và không bị úng.
- Cho 1kg dâu tằm đã ráo nước vào một tô lớn, thêm 400g đường cát trắng vào và trộn đều. Đảm bảo đường phủ đều lên bề mặt để dâu ngấm đường và tiết ra nước cốt tự nhiên.
- Dùng nắp hoặc màng bọc đậy kín tô, ướp hỗn hợp ở nhiệt độ phòng trong khoảng 4 tiếng. Trong thời gian này, đường sẽ tan dần và rút nước từ quả dâu, tạo thành siro dâu tươi.
- Sau khi ướp đủ thời gian, cho toàn bộ hỗn hợp này vào nồi. Đặt lên bếp, đun với lửa vừa, trong lúc nấu khuấy nhẹ nhàng. Rim trong khoảng 15-20 phút, cho đến khi nước cốt dâu sánh lại hoặc dâu mềm nhưng không nát thì tắt bếp.
- Để mứt dâu tằm nguội hoàn toàn sau đó cho mứt dâu đã nguội vào một hũ thủy tinh sạch (nên tráng qua nước sôi để tiệt trùng và để khổ).
- Đậy kín nắp và bảo quản hũ mứt dâu tằm trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng ngon nhất trong vòng 2 đến 3 ngày.
Bước 2: Ủ trà
- Ủ 10g trà lài với 400ml nước sôi (Khoảng 95°C). Có thể ủ trong bình ủ trà chuyên dụng, lưu ý không đậy nắp bình trong quá trình ủ để tránh làm trà bị nồng hoặc ám mùi.
- Ủ trong vòng 7 phút. Thời gian ủ rất quan trọng, ủ quá lâu trà sẽ đắng, ngược lại ủ chưa đủ thời gian trà sẽ bị nhạt.
- Để nước cốt trà nguội hoàn toàn ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng pha chế. Cốt trà lài nên được sử dụng hết trong ngày để đảm bảo hương vị ngon nhất.
Bước 3: Hoàn thiện ly trà dâu tằm
- Cho vào bình lắc (bình shaker) 40ml (gồm nước cốt và mứt dâu tằm đã làm ở Bước 1), có thể thêm xác dâu tằm và dầm nhẹ bằng chày trực tiếp trong bình.
- Tiếp theo thêm lần lượt 100ml nước cốt trà lài, 20ml syrup đường và 10ml nước cốt tắc.
- Cho đá viên gần đầy bình, khoảng ¾ dung tích, đậy kín và lắc mạnh trong 10–15 giây để làm lạnh và nguyên liệu hòa quyện.
- Rót hỗn hợp ra ly, trang trí thêm xác quả dâu tằm, ít lá bạc hà lên bên trên. Ngoài ra có thể kết hợp thêm trân châu trắng tùy vào giá bán và sở thích.

Quy trình pha trà dâu tằm ngon, đúng điệu
Xem thêm: Cách pha trà dâu tây ngon, chuẩn vị để kinh doanh
Một số mẹo để pha trà dâu tằm ngon và chuẩn vị hơn
- Mứt dâu tằm ngon nhất là sử dụng trong vòng 2-3 ngày. Nên bảo quản đúng cách để giữ trọn vẹn hương vị. Trước khi pha chế, nên nếm thử mứt để cảm nhận độ chua ngọt, từ đó điều chỉnh lượng syrup đường hoặc nước cốt tắc cho phù hợp.
- Trước khi cho các nguyên liệu lỏng vào bình shaker, hãy dùng chày dầm (muddler) dầm nhẹ phần xác dâu tằm. Cách làm này giúp giải phóng tinh dầu và nước cốt từ thịt quả, giúp ly trà thơm hơn, đậm vị hơn.
- Lắc trà đủ mạnh, đủ nhanh (trong khoảng 10-15 giây) với lượng đá phù hợp. Thành phẩm sau khi lắc xuất hiện một lớp bọt khí mỏng nhẹ trên bề mặt. Lớp bọt này không chỉ tăng thêm tính thẩm mỹ mà còn mang lại cảm giác sảng khoái, tươi mát hơn khi thưởng thức.
- Chọn loại trà chất lượng sẽ cho ra hương vị tổng thể thơm ngon nhất. Nên ủ trà và sử dụng ngay trong ngày, không nên để qua đêm sẽ làm giảm đáng kể chất lượng của đồ uống.

Một số mẹo và lưu ý khi pha trà dâu tằm
Cách tính giá cost của 1 ly trà dâu tằm
Việc tính toán chính xác giá cost (giá vốn nguyên liệu) cho mỗi ly đồ uống là bước cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Dưới đây là bảng tính chi tiết giá cost cho 1 ly trà dâu tằm size 500ml theo công thức trên:
Nguyên liệu | Giá cost (ước tính) |
Trà nhài (100ml cốt trà) | 520đ |
Cốt và mứt dâu tằm (40g) | 3.300đ |
Syrup đường (Nước đường) (20ml) | 390đ |
Tắc (quả) (1-2 quả) | 300đ |
Tổng cộng | 4.500đ |
*Lưu ý: Bảng giá cost trên chỉ bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, giá thực tế còn tùy thuộc vào nhà cung cấp, chất lượng nguyên liệu và giá thị trường tại thời điểm bạn mua hàng. Ngoài ra để xác định giá bán cuối cùng, bạn cần cộng thêm các chi phí khác như ly, ống hút, túi đựng, đá viên, điện, nước, thuê mặt bằng, nhân công, marketing,…
Một số câu hỏi thường gặp khi pha trà dâu tằm
Mứt dâu tằm bảo quản được trong bao lâu?
Như đã đề bên trên mứt dâu tằm tự làm nên được sử dụng trong vòng 2-3 ngày để đảm bảo hương vị tươi ngon, màu sắc đẹp và an toàn cho sức khỏe. Cần bảo quản mứt trong hũ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và để trong ngăn mát tủ lạnh. Mẹo để bảo quản lâu hơn (khoảng 1-2 tuần) là tăng lượng đường khi sên mứt và sên kỹ hơn cho mứt sánh đặc lại, tuy nhiên hương vị sẽ bị ảnh hưởng.
Có thể dùng chanh thay thế tắc khi pha trà dâu tằm không?
Bạn có thể thay thế nước cốt tắc bằng nước cốt chanh tươi. Chanh cũng mang lại vị chua thanh đặc trưng, phù hợp để cân bằng vị ngọt của mứt dâu và đường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chanh thường có vị chua gắt hơn tắc, vì vậy bạn nên bắt đầu với một lượng ít hơn (ví dụ, thay vì 1-2 quả tắc, bạn dùng khoảng 1/2 – 3/4 quả chanh) rồi nếm thử và điều chỉnh cho phù hợp.
Có thể điều chỉnh mứt dâu tằm trong mỗi ly trà không?
Hoàn toàn có thể! Nếu bạn muốn ly trà dâu tằm có hương vị đậm đà và rõ vị dâu hơn, hãy tăng lượng cốt và mứt dâu tằm từ 40g lên khoảng 45–50g/ly 500ml. Tuy nhiên, vì mứt dâu đã có độ ngọt sẵn, bạn nên giảm nhẹ lượng syrup đường để giữ vị trà cân bằng. Ngược lại, nếu muốn trà lài nổi bật hơn hoặc hương vị thanh nhẹ hơn, có thể giảm mứt dâu xuống 30–35g, giúp vị trà nhẹ nhàng mà không lấn át.
Có thể dùng loại trà nào khác thay cho trà lài để pha trà dâu tằm không?
Hoàn toàn có thể! Trà lài vốn mang hương hoa nhẹ nhàng, rất hài hòa với vị chua ngọt của dâu tằm, nhưng bạn vẫn có thể thay thế bằng các loại trà khác để tạo sự mới lạ. Nếu muốn nền trà đậm hơn và hậu vị ngọt, có thể dùng trà ô long như Kim Tuyên hoặc Tứ Quý. Trường hợp thích vị trà mạnh, rõ nét thì hồng trà (trà đen) là lựa chọn hợp lý, tuy nhiên cần điều chỉnh lại lượng trà và đường để tránh bị gắt hoặc quá đậm.
Vì sao cần dùng bình shaker (bình lắc) thay vì khuấy?
Dùng bình shaker giúp làm lạnh đồ uống nhanh chóng và đồng đều, tạo cảm giác sảng khoái. Đồng thời khi lắc với đá viên, một phần đá tan sẽ tạo độ pha loãng nhẹ giúp cân bằng vị trà. Quan trọng nhất, lắc mạnh giúp các thành phần như cốt trà, mứt dâu, syrup và nước cốt tắc hòa quyện hoàn hảo, điều mà khuấy thường khó đạt được.
Có thể dùng mứt dâu tằm mua sẵn thay cho mứt tự làm không?
Có thể sử dụng mứt dâu tằm làm sẵn tại các cửa hàng, siêu thị để tiết kiệm thời gian hoặc trường hợp bạn không làm được. Tuy nhiên, các loại mứt công nghiệp thường có vị ngọt không tự nhiên do đó định lượng sẽ điều chỉnh khác đi nếu làm theo công thức bên trên. Ngoài ra nên chọn mua những thương hiệu uy tín và chuyên dụng cho pha chế.
Học pha chế bài bản để kinh doanh thành công tại học viện Ly Phạm – Dạy Pha Chế
Bạn đam mê hương vị của các loại trà trái cây và ấp ủ dự định mở quán đồ uống của riêng mình nhưng còn băn khoăn về kỹ năng pha chế và chiến lược kinh doanh hiệu quả? Khóa học pha chế tại Học viện Ly Phạm – Dạy Pha Chế chính là chìa khóa giúp bạn biến ước mơ thành hiện thực. Chúng tôi cung cấp chương trình đào tạo toàn diện, từ công thức chuẩn vị, kỹ thuật pha chế chuyên sâu đến kiến thức vận hành và quản lý quán thực tế.
Những lý do bạn nên chọn Học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế:
- Lộ trình học thực chiến, bám sát thị trường: Chương trình được thiết kế khoa học từ cơ bản đến nâng cao, tập trung vào thực hành (hơn 80% thời lượng). Học viên được trực tiếp thực hành pha chế dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ của giảng viên, nắm vững công thức và kỹ năng cần thiết để tự tin mở quán.
- Cam kết chất lượng và hỗ trợ dài hạn: Chúng tôi tự tin vào chất lượng đào tạo và hỗ trợ học viên học lại hoàn toàn miễn phí trong vòng 1 năm. Điều này giúp bạn củng cố tay nghề, cập nhật xu hướng mới.
- Đội ngũ giảng viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm: Giảng viên Ly Phạm cùng đội ngũ trợ giảng đều có trên 7 năm kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực đào tạo pha chế và vận hành thương hiệu F&B. Không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu, sẵn sàng đồng hành và giải đáp mọi thắc mắc của học viên.
- Môi trường học tập năng động, kết nối cộng đồng: Tham gia khóa học, bạn sẽ trở thành thành viên của cộng đồng học viên Ly Phạm – nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kiến thức và kết nối với các chủ quán khác.
- Chi phí hợp lý và minh bạch: Học phí được công khai rõ ràng, hợp lý và cam kết không phát sinh. Học viên được cung cấp miễn phí toàn bộ giáo trình, nguyên liệu và dụng cụ thực hành trong suốt khóa học.
Đừng để thiếu kinh nghiệm cản bước đam mê kinh doanh của bạn. Hãy để Học viện Ly Phạm – Dạy Pha Chế đồng hành cùng bạn trên con đường xây dựng thương hiệu đồ uống thành công. Liên hệ ngay hotline 0964.220.088 hoặc để lại thông tin đăng ký để nhận tư vấn chi tiết và các ưu đãi đặc biệt dành cho học viên mới!
Lời kết
Với cách làm trà dâu tằm chi tiết được hướng dẫn trên đây bạn sẽ làm được những ly trà thơm ngon để thu hút khách hàng. Hương vị chua ngọt tự nhiên, thanh mát của trà dâu tằm chắc chắn sẽ làm hài lòng thực khách khi đến quán bạn. Chúc bạn thành công và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Ly Phạm – Dạy Pha Chế để khám phá thêm nhiều công thức pha chế hấp dẫn khác nhé!