TÌM KIẾM

Hướng dẫn cách làm Panna Cotta ngon, đơn giản nhất

04/09/2024

Panna Cotta là món tráng miệng nổi tiếng với kết cấu mềm mịn, béo ngậy, có nguồn gốc từ miền Bắc nước Ý. Trước đây, Panna Cotta được làm đông bằng xương cá, nhưng ngày nay, gelatin đã được sử dụng thay thế để tạo nên kết cấu mịn màng, dễ ăn và phù hợp hơn với khẩu vị hiện đại. Cũng nhờ đó, cách làm Panna Cotta trở nên đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều.

Hôm nay Học viện đào tào pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế sẽ chia sẻ đến bạn công thức làm Panna Cotta ngon, cách làm đơn giản nhất phù hợp để bạn chiêu đãi gia đình hoặc kinh doanh cũng đều được!


Video hướng dẫn cách làm Panna cotta đơn giản, thơm ngon

Công thức làm Panna Cotta đơn giản, chi tiết

Với cách làm Panna Cotta đơn giản dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tay tạo ra một món ăn đẹp mắt, mềm mịn. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị:

Nguyên liệu làm Panna Cotta 

  • Sữa tươi: 1000ml
  • Rich lùn: 300ml
  • Đường cát: 120g
  • Bột gelatin: 20g
  • Sốt, mứt trái cây

Link mua nguyên liệu:

Link mua dụng cụ:

Chuẩn bị nguyên liệu làm panna cotta

Chuẩn bị nguyên liệu làm panna cotta

Hướng dẫn cách làm Panna Cotta đơn giản, chi tiết

Bước 1: Ngâm gelatin

Ngâm 20g bột gelatin với 50ml nước lọc trong khoảng 10 phút để gelatin nở đều. Đây là bước quan trọng trong cách làm Panna Cotta bằng bột gelatin để đảm bảo món ăn có kết cấu mềm mịn chuẩn vị.

Bước 2: Nấu hỗn hợp sữa và đường

Cho 1000ml sữa tươi và 120g đường cát vào nồi, đun ở lửa vừa, khuấy đều đến khi hỗn hợp nóng và bốc khói (không để sôi). Thêm 300ml Rich lùn vào khuấy nhẹ nhàng để hòa quyện hoàn toàn.

Bước 3: Kết hợp gelatin và sữa

Khi hỗn hợp còn nóng, cho gelatin đã ngâm vào, khuấy đều đến khi gelatin tan hoàn toàn. Tắt bếp, để nguội khoảng 2 phút.

Bước 4: Rót khuôn và làm lạnh

Rót hỗn hợp vào hũ hoặc khuôn (khoảng 90ml mỗi hũ). Để nguội, rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 6 tiếng để Panna Cotta đông và đạt độ mịn lý tưởng.

Bước 5: Trang trí và hoàn thiện

Khi Panna Cotta đã đông, thêm 10-20ml mứt trái cây hoặc sốt trái cây lên bề mặt. Có thể kết hợp trái cây tươi như dâu, kiwi, nho,… để tăng hương vị và màu sắc bắt mắt cho món ăn.

Một số mẹo hay giúp món Panna Cotta hoàn hảo

  • Không đun sôi hỗn hợp để giữ kết cấu mịn màng.
  • Dùng muỗng hớt bỏ bọt khí trước khi cho vào khuôn để bề mặt đẹp hơn.
  • Có thể biến tấu cách làm panna cotta ngon hơn với nhiều loại mứt và sốt homemade.
Cách làm Panna Cotta trái cây tươi mát

Cách làm Panna Cotta trái cây tươi mát

Một số câu hỏi thường gặp khi làm Panna Cotta

Panna Cotta không đông – Nguyên nhân và cách xử lí?

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến Panna Cotta không đông kèm theo cách xử lý chi tiết cho từng trường hợp.

  • Chưa cho đủ lượng gelatin theo công thức: Gelatin là thành phần quyết định giúp Panna Cotta đông mịn. Nếu sử dụng lượng gelatin quá ít so với công thức, món Panna Cotta sẽ bị lỏng, không định hình được. Cách xử lý: Cần bổ sung đúng và đủ lượng gelatin theo như công thức Panna Cotta đã hướng dẫn ở trên.
  • Sử dụng gelatin kém chất lượng hoặc hết hạn: Gelatin bị hỏng, để lâu, hoặc hết hạn sẽ mất khả năng đông kết, làm Panna Cotta không thể đông mịn. Do đó bạn cần kiểm tra hạn sử dụng của gelatin trước khi dùng. Tránh dùng gelatin có mùi lạ, màu bất thường. Đồng thời chỉ sử dụng gelatin mới, còn hạn sử dụng để đảm bảo chất lượng Panna Cotta.
  • Thời gian làm lạnh chưa đủ: Panna Cotta cần đủ thời gian làm lạnh để đạt độ đông mịn. Nếu làm lạnh chưa đủ lâu, món ăn sẽ không đông, bị chảy lỏng.
  • Đun gelatin ở nhiệt độ quá cao: Một lỗi phổ biến khi làm Panna Cotta là đun gelatin sôi ở nhiệt độ cao, làm gelatin mất tác dụng đông kết. Lưu ý cần đun ấm hỗn hợp ở lửa nhỏ, khuấy đều đến khi gelatin tan hết. Tuyệt đối không để sôi khi nấu gelatin với các nguyên liệu khác.
  • Thêm trái cây tươi có enzyme phá vỡ gelatin: Một số loại trái cây như dứa, đu đủ, kiwi có enzyme làm gelatin mất khả năng đông, khiến Panna Cotta không đông mịn. Do đó lưu ý không cho trái cây tươi vào hỗn hợp Panna Cotta khi chưa đông. Chỉ nên trang trí trái cây hoặc mứt lên mặt Panna Cotta sau khi đã đông hoàn toàn.

Có thể thay gelatin bằng bột rau câu khi làm Panna Cotta không?

Không nên thay gelatin bằng bột rau câu nếu bạn muốn giữ đúng kết cấu mềm mịn đặc trưng. Bột rau câu cho độ giòn, không tan trong miệng như gelatin. Nếu muốn dùng bột rau câu, bạn cần tìm công thức panna cotta riêng cho bột rau câu vì cách làm và tỷ lệ hoàn toàn khác biệt.

Nếu không có Rich lùn, có thể thay thế bằng gì?

Bạn có thể thay kem béo thực vật (Rich lùn) bằng whipping cream (kem béo động vật). Tuy nhiên, whipping cream sẽ:

  • Có vị béo tự nhiên hơn nhưng không ngọt sẵn, cần điều chỉnh thêm đường.
  • Kết cấu lỏng hơn nên khi đun cần khuấy nhẹ để tránh tách lớp.
  • Công thức làm panna cotta sử dụng Rich lùn giúp món bánh ổn định kết cấu, ít tách lớp và dễ bảo quản lâu hơn.

Panna Cotta có thể kết hợp ăn kèm cùng với một số loại mứt, sốt, topping nào khác?

Dưới đây là một số gợi ý kết hợp giữa Panna Cotta ăn kèm cùng một số loại mứt, topping phù hợp, giúp món ăn thêm hấp dẫn và bắt mắt hơn:

  • Sốt trái cây: Dâu tây, xoài, việt quất, chanh dây… giúp cân bằng vị béo.
  • Sốt caramel, chocolate, matcha: Tạo hương vị đậm đà.
  • Mứt cô đặc: Mứt dâu, việt quất, mứt xoài.
  • Hạt giòn: Hạnh nhân lát, dừa sấy, tạo thêm kết cấu thú vị.

Panna Cotta có thể kết hợp với những loại topping hay sốt nào để biến tấu tạo sự đa dạng?

Panna Cotta thường đi kèm với các loại sốt để cân bằng vị béo và làm món ăn hấp dẫn hơn. Một số gợi ý:

  • Sốt trái cây: Sốt dâu tây, việt quất, xoài, chanh dây – giúp món ăn có hương vị tươi mát, chua nhẹ để cân bằng độ béo.
  • Sốt caramel, chocolate, matcha: Tạo vị ngọt đậm đà, phù hợp với những ai thích hương nồng.
  • Mứt cô đặc: Mứt dâu, mứt việt quất, mứt xoài – tạo kết cấu sệt, giúp topping đẹp mắt hơn.
  • Hạnh nhân lát, dừa sấy: Tăng thêm kết cấu giòn, bùi hài hòa với lớp Panna Cotta mềm mịn.
Những câu hỏi thường gặp trong cách làm Panna Cotta

Những câu hỏi thường gặp trong cách làm Panna Cotta

Lời kết

Trên đây là công thức Panna Cotta ngon và đơn giản nhất mà bạn có thể thử để tự thưởng thức hoặc kinh doanh. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết mà Ly Phạm – Dạy Pha Chế chia sẻ bên trên bạn sẽ tạo ra một món ăn béo ngậy, mềm mịn và thu hút khách hàng ngay từ lần đầu thưởng thức. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều công thức pha chế hấp dẫn khác! Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học pha chế vui lòng điền Form bên dưới hoặc liên hệ theo holine: 0964.220.088 để được tư vấn miễn phí nhé!

Đánh giá bài viết
Tác giả

Ly Phạm

Ly Phạm là một chuyên gia pha chế đầy nhiệt huyết và dày dặn kinh nghiệm, là Nhà đồng sáng lập và Giảng viên tại Học viện SaLy Academy (tên gọi khác: học viện Ly Phạm - Dạy Pha Chế). Đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách "Làm chủ từ đam mê pha chế", Chị đã có hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu và đào tạo pha chế đồ uống.

Đào tạo hơn 2000 học viên, là tác giả của hàng trăm khóa học đào tạo pha chế và kinh doanh F&B là minh chứng rõ nhất cho tài năng và sự thành công của Chị. Sự đam mê và tận tâm của chị là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người yêu thích pha chế và mong muốn thành công trong lĩnh vực F&B.