TÌM KIẾM

Gelatin là gì? Công dụng gelatin trong ẩm thực và pha chế

31/10/2024

Gelatin là nguyên liệu quen thuộc trong việc làm bánh và pha chế. Thế nhưng, bạn đã biết hết công dụng cũng như cách bảo quản nguyên liệu này chưa?

Nếu chưa, hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Bởi học viện đào tạo pha chế Ly Phạm – Dạy Pha Chế sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về nguyên liệu độc đáo này. Cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về Gelatin

Tìm hiểu về Gelatin

Gelatin là gì?

Đây là một loại protein được chiết xuất từ collagen trong xương và da động vật. Điểm nổi bật của nó là không mùi, không vị, có màu hơi ngả vàng hoặc trong suốt. Nhờ khả năng kết dính và định hình cấu trúc thực phẩm, nguyên liệu này được sử dụng chủ yếu để làm bánh, làm kẹo, nấu chè,… Mặt khác, nó còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như làm đẹp hay chăm sóc sức khỏe.

Có mấy loại gelatin?

Nguyên liệu này có hai loại, bao gồm:

Gelatin dạng bột

Bột gelatin được sản xuất từ 100% da lợn, có dạng hạt nhỏ màu vàng nhạt và dễ hòa tan. Để sử dụng, bạn chỉ cần đo lượng phù hợp rồi hòa tan với nước hoặc thêm vào công thức nấu ăn. Người ta thường dùng nó để làm mứt, pudding, kem,…

Gelatin dạng lá

Lá gelatin được làm theo dạng miếng mỏng, có kẻ ô trên bề mặt và màu hơi ngả vàng. Mỗi lá như thế có trọng lượng khoảng 2g. Nhờ được định lượng sẵn nên người dùng sẽ dễ dàng hơn trong việc chế biến. Để sử dụng, bạn cần ngâm trong nước lạnh tới khi mềm rồi lấy ra và vắt nhẹ.

Lưu ý:

  • Tỷ lệ sử dụng: 6gr bột:250ml nước, 3 lá:250ml nước.
  • Không cho lá vào nước đang đun sôi vì điều này sẽ làm mất khả năng kết dính của nguyên liệu.
  • Với những món cần sử dụng nguyên liệu có độ chua, hãy tăng gấp đôi định lượng để nâng cao khả năng làm đông.
Các loại gelatin: dạng bột và dạng lá

Các loại gelatin: dạng bột và dạng lá

Công dụng của gelatin trong ẩm thực và pha chế

Pha chế

Trong pha chế đồ uống, nguyên liệu này đem tới những công dụng như:

  • Làm topping cho đồ uống: giúp các loại topping như rau câu, thạch, pudding đông lại và có độ đàn hồi nhất định.
  • Làm đặc đồ uống: nguyên liệu này có khả năng làm đặc kem, sữa chua và sốt, giúp chúng chắc chắn và giữ được lâu hơn.
  • Tăng tính thẩm mỹ: nó giúp các loại thạch trở nên trong suốt và có màu sắc đẹp mắt.
  • Ứng dụng khác: loại bỏ tạp chất trong nước ép trái cây, giúp tạo bọt cho cocktail cùng một số thức uống khác.

Ẩm thực

Bên cạnh pha chế, gelatin còn có nhiều công dụng trong việc chế biến món ăn. Cụ thể:

  • Nguyên liệu làm bánh: bạn có thể sử dụng nó để chế biến vô số món bánh hấp dẫn như pudding, mousse, panna cotta,…
  • Kết dính và ổn định: nhờ khả năng gắn kết các thành phần trong hỗn hợp, gelatin giúp ổn định hình dạng của món bánh. Qua đó giúp nó trông đẹp mắt và thu hút hơn.
  • Bảo quản thức ăn: nguyên liệu góp phần hạn chế tách lớp trong món ăn, giúp nó không bị loãng và sử dụng lâu hơn.

Những câu hỏi thường gặp về gelatin

Bột gelatin có phải là bột rau câu không?

Bột rau câu cũng có khả năng kết dính và làm dẻo. Chính vì thế mà nhiều người thường nhầm lẫn hai nguyên liệu này. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có một vài điểm khác biệt. Cụ thể:

Đặc điểm Gelatin Bột rau câu
Nguồn gốc Chiết xuất từ collagen trong xương và da động vật Chiết xuất từ thực vật, chủ yếu là rong biển và tảo đỏ
Cách sử dụng Ngâm trong nước lạnh (dạng lá); hòa tan với nước (dạng bột) Cho vào nước đun sôi rồi chờ hỗn hợp nguội
Thời gian làm đông Nhanh Nhanh gấp 8 lần so với gelatin
Thành phẩm mềm, tơi xốp, có thể để trong ngăn đông giòn, đặc, dễ chảy nước khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp

Mua gelatin ở đâu?

Hiện nay, việc tìm mua gelatin rất dễ dàng vì đây là nguyên liệu vô cùng phổ biến. Nhờ vậy, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nó tại các siêu thị hoặc cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh. Nếu không có thời gian đi mua trực tiếp, bạn có thể mua hàng qua hình thức trực tuyến. Nhưng trước khi mua, hãy kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn gốc cũng như hạn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo an toàn.

Về giá thành, sản phẩm dạng bột có giá dao động trong khoảng 35.000 – 40.000 VNĐ/ 100gr. Trong khi đó, một lá gelatin thường được bán khoảng 5.000 – 7.000 VNĐ.

Gelatin có lợi ích gì cho sức khỏe?

Bên cạnh công dụng trong lĩnh vực thực phẩm, nguyên liệu này còn mang đến một số lợi ích cho sức khỏe. Tiêu biểu như:

  • Thành phần axit amin trong gelatin hỗ trợ tái tạo collagen, sụn và các mô liên kết trong khớp.
  • Cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung.
  • Hỗ trợ làm da trở nên mịn màng và trắng sáng.
  • Hỗ trợ tích cực vào việc giảm cân.

Gelatin có tác dụng phụ không?

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nguyên liệu này vẫn gây ra một số tác dụng phụ nhất định như:

  • Vì chiết xuất từ da và xương động vật nên nguyên liệu sẽ có mùi khó chịu nếu không được chế biến kỹ lưỡng.
  • Có thể gây ra cảm giác khó tiêu, đầy bụng hoặc ợ hơi.
  • Gây dị ứng nếu sử dụng sản phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Những ai không nên sử dụng gelatin?

Bạn nên cân nhắc việc sử dụng gelatin nếu thuộc một trong các đối tượng dưới đây:

  • Người mắc bệnh suy tim, suy thận, suy gan hoặc bệnh liên quan đến rối loạn đông máu.
  • Người bị dị ứng với gelatin.

Cách bảo quản gelatin sử dụng lâu?

Để đạt hiệu quả cao nhất khi chế biến, bạn nên bảo quản nguyên liệu đúng cách. Cụ thể:

  • Với dạng bột: Hãy sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi mở. Qua thời gian này, bột sẽ giảm chất lượng, dễ bị vón cục, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
  • Với dạng lá: Khi sử dụng còn dư, hãy cho nó vào túi đậy kín, đặt ở nơi ẩm, khô ráo. Tránh để gần nơi có nhiệt độ cao vì sẽ khiến lá gelatin tan chảy.
Những câu hỏi thường gặp về gelatin

Những câu hỏi thường gặp về gelatin

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ từ Ly Phạm – Dạy Pha Chế đã giúp bạn hiểu rõ hơn về gelatin và cách ứng dụng hiệu quả trong việc làm bánh và pha chế. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!

Tác giả

Ly Phạm

Ly Phạm là một chuyên gia pha chế đầy nhiệt huyết và dày dặn kinh nghiệm, là Nhà đồng sáng lập và Giảng viên tại Học viện SaLy Academy (tên gọi khác: học viện Ly Phạm - Dạy Pha Chế). Đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách "Làm chủ từ đam mê pha chế", Chị đã có hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu và đào tạo pha chế đồ uống.

Đào tạo hơn 2000 học viên, là tác giả của hàng trăm khóa học đào tạo pha chế và kinh doanh F&B là minh chứng rõ nhất cho tài năng và sự thành công của Chị. Sự đam mê và tận tâm của là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người yêu thích pha chế và mong muốn thành công trong lĩnh vực F&B.