TÌM KIẾM

Bật mí cách làm vải ngâm đường phèn giòn, bảo quản được lâu

04/09/2024

Bạn đang thắc mắc cách làm vải ngâm đường phèn để lâu mà vẫn đảm bảo hương vị tươi ngon của trái vải? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. Không chỉ là món ăn vặt hấp dẫn, vải ngâm đường phèn còn là nguyên liệu lý tưởng để pha chế đồ uống mát lạnh. Hãy cùng Saly Academy tìm hiểu ngay bí quyết đơn giản để làm món vải ngâm đường phèn giòn, thơm ngon và có thể bảo quản lâu dài mà vẫn giữ nguyên độ tươi ngon của vải.

Cách làm trái vải ngâm đường phèn công thức chuẩn

Để làm vải ngâm đường phèn bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

Nguyên liệu

  • Vải thiều: 1 kg
  • Nước lọc: 400ml
  • Đường phèn: 300g
  • Một ít muối hạt
  • Nước cốt chanh
  • Đá viên
Nguyên liệu làm vải ngâm đường phèn

Nguyên liệu làm vải ngâm đường phèn

Cách làm

Bước 1: Sơ chế vải

Bí quyết để trái vải luôn ngon và giòn đó là hãy rửa sạch vải trong nước muối. Bạn bắt nồi nước sôi, đến khi lăn tăn bọt thì thả vải vào, luộc sơ trong nước sôi khoảng 1 – 2 phút rồi ngâm ngay vào tô nước đá lạnh trước khi ngâm đường phèn

Nặn thêm một ít nước cốt chanh và ít muối để ngâm thịt vải. Dùng dao để bóc vỏ, tách hạt rồi cho phần thịt vào tô. Lưu ý tách vỏ một cách cẩn thận để tránh phần thịt vải bị rách và trái vải nguyên vẹn đẹp mắt.

Bước 2: Nấu nước đường

Dùng 300g đường phèn, cho vào 400ml nước sôi, nấu đến khi đường tan hoàn toàn. Bạn để hỗn hợp đường nguội hoàn toàn.

Sau đó chuẩn bị một cái hũ đã được rửa sạch và tiệt trùng, để vải vào rồi rót phần nước đường đã để nguội vào ngập vải. Đậy kín nắp hũ, để nơi thoáng mát và ngâm vải từ 8 đến 10 tiếng là có thể dùng. Vải ngâm đường phèn có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 15-20 ngày mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon.

Bước 3: Thành phẩm

Với cách làm này, bạn sẽ có được những ly vải ngâm đường phèn thơm ngon và bảo quản được lâu, phù hợp để sử dụng trong các món tráng miệng hoặc pha chế đồ uống đặc biệt là món trà vải.

Cách làm trái vải ngâm đường phèn

Cách làm trái vải ngâm đường phèn

Mẹo chọn vải ngon để ngâm đường phèn

Để chọn được những quả vải tươi, chất lượng, bạn có thể tham khảo các mẹo sau:

  • Vỏ ngoài tươi, màu sắc đồng đều: Vải tươi thường có vỏ màu hồng hoặc đỏ tươi, căng mịn, không bị thâm hay nhăn nheo. Tránh chọn quả có dấu hiệu héo hay vỏ đã khô.
  • Lớp gai trên vỏ rõ nét: Vải tươi thường có lớp vỏ sần sùi với các nốt gai nhỏ rõ ràng. Nếu lớp gai này mờ đi, khả năng vải đã để lâu và không còn tươi.
  • Cuống xanh và chắc: Quả vải tươi thường có cuống còn xanh. Nếu cuống đã khô hoặc ngả màu nâu, quả đã lâu ngày và chất lượng giảm.
  • Kiểm tra độ đàn hồi: Khi bóp nhẹ, nếu quả có độ đàn hồi tốt, không quá mềm hoặc cứng, đó là vải tươi. Tránh chọn quả quá cứng (còn xanh) hoặc quá mềm (đã chín nẫu).
  • Mùi hương thơm nhẹ: Vải tươi có mùi hương tự nhiên, dễ chịu. Nếu có mùi lên men hoặc hôi lạ, đó là dấu hiệu quả đã hỏng.
  • Chọn quả kích cỡ đồng đều: Những quả vải có kích thước tương đồng thường có chất lượng tốt hơn. Tránh những quả quá to hoặc quá nhỏ vì có thể không đồng đều về độ chín và hương vị.

Những mẹo trên sẽ giúp bạn chọn được vải tươi ngon, phù hợp cho quá trình ngâm đường phèn, đảm bảo hương vị và chất lượng cao.

Lời kết

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách làm vải ngâm đường phèn để lâu với các bước đơn giản và dễ thực hiện. Hy vọng bạn có thể áp dụng công thức này thành công ngay tại nhà hoặc tạo ra những ly đồ uống thơm ngon để phục vụ khách hàng của mình. Đừng quên theo dõi Saly Academy để cập nhật thêm nhiều công thức pha chế thú vị khác nhé!

Tác giả

Ly Phạm

Ly Phạm là một chuyên gia pha chế đầy nhiệt huyết và dày dặn kinh nghiệm, là Nhà đồng sáng lập và Giảng viên tại Học viện SaLy Academy (tên gọi khác: học viện Ly Phạm - Dạy Pha Chế). Đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách "Làm chủ từ đam mê pha chế", Chị đã có hơn 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu và đào tạo pha chế đồ uống.

Đào tạo hơn 2000 học viên, là tác giả của hàng trăm khóa học đào tạo pha chế và kinh doanh F&B là mình chứng rõ nhất cho tài năng và sự thành công của Chị. Sự đam mê và tận tâm của là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người yêu thích pha chế và mong muốn thành công trong lĩnh vực F&B.